PHƯƠNG ÁN Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) Năm học 2020 – 2021

Tháng Hai 20, 2021 8:53 sáng

PHÒNG GDĐT BẮC TÂN UYÊN              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN HOA ANH ĐÀO                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

PHƯƠNG ÁN

 Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV)

   Năm học 2020 – 2021

.

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Mục đích:

– Nhằm bảo đảm sức khỏe cho trẻ và tổ chức tốt việc xử lý cách ly khi có trường hợp nghi ngờ kết hợp tổ chức chuyển viện kịp thời đến cơ sở y tế gần nhất

– Ngăn ngừa việc lo lắng bất an của gia đình sẽ gây hoảng loạn, có những hành động không kiểm soát được, gây mất trật tự, an ninh cho nhà trường.

– Thông qua việc lập phương án chuyển viện khẩn cấp và quản lý cách ly khi nghi ngờ  có người mắc bệnh, qua đó đặt ra những tình huống cần xử lý khi có người bệnh để bố trí lực lượng, phương tiện chuyển viện khẩn cấp và quản lý trẻ, tổ chức huấn luyện diễn tập, chủ động xử lý kịp thời, hiệu quả.

2/ Yêu cầu:

– Thông tin, báo cáo kịp thời: Báo cáo tình hình dịch bệnh cho quản lý các cấp để có biện pháp huy động bố trí lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời, hiệu quả.

– Xử lý tốt ban đầu tại trường.

– Xử lý chuyển viện khẩn cấp: Huy động phương tiện để chuyển ngay những học sinh bị nhiễm bệnh đến bệnh viện gần nhất.

– Xử lý duy trì, ổn định nề nếp hoạt động của nhà trường.

– Nắm chắc danh sách học sinh: có mặt tại trường, trẻ bị bệnh đến bệnh viện. Cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho PHHS về con em họ.

II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG:

1/ Vị trí của trường:

Trường Mầm non Hoa Anh Đào thuộc ấp 3, xã lạc An- Huyện Bắc Tân Uyên

Trường nằm Đường DT 414, huyện Bắc Tân Uyện, tỉnh Bình Dương.

2/ Thời điểm, dấu hiệu có nguy cơ mắc bệnh:

Thời gian có thể phát hiện bệnh: Khi trẻ đến trường học.

Dấu hiệu bị nhiễm bệnh cần báo động: Sốt, ho sau khi trở về từ các vùng có người mắc bệnh

3/ Trạm y tế xã gần trường:

– Trạm y tế xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, điện thoại cấp cứu: 0274.3656953

         – Trung tâm y tế  Huyện Bắc Tân Uyên: khu phố 2, thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, điện thoại cấp cứu: 02743683067

        4/ Nơi tiếp nhận trẻ nghi ngờ nhiễm bệnh trong trường:

* Phòng y tế: Có phòng y tế. Nhưng không có nhân viên y tế

Nhà trường có trang bị ở phòng y tế : 1 tủ thuốc, các dụng cụ về y tế

          5/ Số điện thọai cần liên hệ khi có sự cố:

          a/ Số điện thọai nội bộ trường

          Số điện thoại cố định của trường: 0274. 3656933

          – Hiệu trưởng : 0373122710

          – Phó Hiệu trưởng chuyên môn: 0339039179

          – Phó Hiệu trưởng bán trú:  0967992490

b/ Số điện thọai các đơn vị chức năng

          – Trạm y tế xã : 0274.3656953

          – Công an xã : 0274.3656178

          – Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bắc Tân Uyên: 02743683067

III/ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG NGHI NGỜ CÓ TRẺ MẮC BỆNH TRONG NHÀ TRƯỜNG:

1/ Giả định tình huống xảy ra với mức độ cao nhất: Có số lượng trẻ bị mắc bệnh 01 em cần chuyển viện.

2/ Dự kiến những vấn đề phát sinh khi có học sinh bị mắc bệnh trong nhà trường:

 Khi có trường các em bị nhiễm bệnh xảy ra trong nhà trường sẽ làm ảnh hưởng đến tâm nhiều trẻ khác.

 Nếu không có biện pháp cách ly sớm sẽ xảy ra hiện tượng lây lan và khó phát kiểm soát; nhà trường sẽ phải tổ chức đưa tất cả các cháu tiếp xúc với người bệnh vào bệnh viện để cách ly và xét nghiệm.

  Khi có thông tin về học sinh bị mắc bệnh, nhiều gia đình sẽ đến trường gây ra tình trạng hỗn loạn do lo sợ con mình sẽ bị lây nhiễm nên sẽ có hành động cực đoan với nhà trường. PH học sinh nôn nóng tự chở trẻ đi đến bệnh viện, hay hoang mang lo lắng do không biết con em mình đã được chuyển đến bệnh viện nào. Có hiện tượng tràn ngập người vào bệnh viện để chăm sóc theo dõi hoặc tìm con em đang được cách ly.

  Nhà trường, một mặt lo xử lý trẻ mắc bệnh, trẻ tiếp xúc với người bệnh  mặt khác phải tiếp tục tổ chức quản lý, nhanh chóng ổn định để duy trì hoạt động đảm bảo việc giảng dạy, giữ an toàn, theo dõi, xem xét tình hình với số học sinh còn lại. Nhà trường còn phải làm việc với các cơ quan chức năng nhằm xét nghiệm cho các bé trong khu vực khoanh vùng.

IV/ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CÓ TRẺ BỆNH TRONG NHÀ TRƯỜNG:

1/ Nhiệm vụ quản lý học sinh của nhà trường khi có dịch bệnh:

   Vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường lúc này là:

1.1/ Tổ chức tốt việc xử lý cách ly, báo cáo cơ quan cấp trên để tổ chức chuyển viện kịp thời.

1.2/ Tổ chức duy trì hoạt động chung, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong nhà trường: Ngăn ngừa việc lo lắng bất an của gia đình sẽ gây hoảng loạn, có những hành động không kiểm soát được, gây mất trật tự, an ninh, tạo điều kiện kẻ gian trà trộn vào vào nhà trường.

  1.3/ Duy trì hoạt động bình thường hàng ngày của nhà trường, chăm sóc, quản lý số trẻ còn ở lại trường

  1. Phân công lực lượng và phương tiện cấp cứu tại chỗ:

  2.1) Phân công lực lượng :

   a/ Điều hành chung : Bà Nguyễn Thị Thanh Loan – Hiệu trưởng nhà trường điều hành các lực lượng của nhà trường phối hợp tốt với các đơn vị chức năng. Theo dõi và ghi nhận những báo cáo thông tin từ các cá nhân có liên quan.

    b/ Xử lý cách ly tại trường, lập danh sách học sinh bị nhiễm bệnh:

+ Bà Nguyễn Thị Mến: Phó hiệu trưởng CSND

+ Bà Nguyễn Thị Phượng:  Nhân viên Văn thư

+ Bà Phan Yến Linh: Tổ trưởng chuyên môn khối Lá.

+ Bà Đỗ Thị Oanh Oanh: Tổ trưởng chuyên môn khối Chồi.

+Bà Nguyễn Thị Thanh Thùy: Tổ trưởng chuyên môn khối NT-Mầm

          – Theo dõi, lập danh sách trẻ bệnh, trẻ được cách ly.

          – Phối hợp với y, bác sĩ được tăng cường để phân loại trẻ bị nhiễm, trẻ nghi ngờ để có tổ chức chuyển viện.

         – Phân công nhân viên trường đi theo xe chở trẻ chuyển viện.

          – Ghi nhận tình hình, báo cáo cho hiệu trưởng và phối hợp tốt cung cấp danh sách trẻ, trẻ chuyển viện cho bộ phận bảo vệ, bộ phận trực thông tin để kịp thời thông báo đến cha mẹ học sinh và các cơ quan chức năng.

           c/  Trực đưa học sinh chuyển viện cấp cứu: 

+ Trạm y tế xã Lạc An

+ Trung tâm y tế dự phòng Huyện Bắc Tân Uyên

          + Các nơi khác Trung Tâm y tế Thị xã Tân Uyên

 d/ Trực thông tin – Theo dõi tình hình học sinh trên lớp:

           + Bà Nguyễn Thị Nữ: Phó Hiệu trưởng CM có nhiệm vụ trực điện thoại

           + Báo đến các đơn vi, cơ quan có chức năng về tình hình bệnh xảy ra: Phòng giáo dục, Trạm Y tế địa phương,  trung tâm y tế gần nhất , Công an, UBND xã Lạc An.

            + Nhận thông tin các học sinh đã được chuyển viện.

            + Thông tin đến các lực lượng của nhà trường phối hợp tốt với các đơn vị chức năng

 e/ Tổ bảo vệ trực theo dõi báo cáo tình hình an ninh trật tự toàn trường:

             1/ Ông Đoàn Quốc Hiến             – Bảo vệ.

             2/ Ông Đoàn Vũ Hiệp Hòa      – Bảo vệ.

 

 f/  Theo dõi quản lý học sinh còn ở lại lớp:

            Bà:  Đào Thị Thu Tuyết – Chủ tịch công đoàn và Giáo viên của các lớp

             + Theo dõi những biểu hiện của học sinh để kịp thời xử lý .

             + Ổn định tình hình học sinh các lớp, quản lý tình hình, nế nếp chung nhà trường.

V/ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC XỬ LÝ CỤ THỂ:

  1. Báo động và xử lý cách ly tại trường

 

Nội dung công việc Địa điểm Người phụ trách Yêu cầu
1/Chuyển học sinh bị nhiễm bệnh đến phòng cách ly  Phòng y tế Giáo viên của lớp – Ghi nhận sổ kiểm diện các trẻ của lớp tách trẻ làm hai nhóm: nhóm trẻ bị bệnh và nhóm trẻ tiếp xúc với người bệnh.
2/ Trang bị bảo hộ lao động: Khẩu trang PHTCSND và các tổ trưởng Bà Nguyễn Thị Mến

Bà Phan Yến Linh

Bà Đào Trường Khang

Bà Đỗ Thị Oanh Oanh

Bà Nguyễn Thị Thanh Thùy

– Tiếp nhận và ghi vào sổ những trẻ đang cách ly.
3/ Chuẩn bị thực hiện phương án giữ an ninh trật tự, chuyển viện cho học sinh Văn phòng Hiệu trưởng  

Bà Nguyễn Thị Thanh Loan

 

– Phát lệnh báo có trẻ mắc bệnh trong toàn trường và thực hiện phương án xử lý đã xây dựng.
4/ Thông tin đến cơ sở y tế và các cấp có thẩm quyền Văn phòng

Phó hiệu trưởng.

+ NV Kế toán

 

Bà Nguyễn Thị Nữ

Bà Nguyễn Thị Phượng

Gọi điện đến các cơ quan theo thẩm quyền theo thứ tự khẩn cấp:

– Trạm Y tế địa phương

– TT Y tế dự phòng huyện Bắc Tân Uyên

– Các nơi khác.

5/ Tăng cường hỗ trợ giữ an ninh trong trường. Phòng Bảo vệ Ông Đoàn Quốc Hiến – Bảo vệ Gọi điện đến các cơ quan  thẩm quyền theo thứ tự khẩn cấp:

– Công an địa phương

 

– Công an Huyện.

 

6/ Ổn định tại các lớp học và tổ chức duy trì hoạt động hàng ngày của lớp Các lớp học Giáo viên đang trực dạy lớp – Giữ trật tự, không để người lạ vào lớp.

– Tiếp tục theo dõi học sinh trên lớp có dấu hiệu nhiễm bệnh báo ban giám hiệu

– Tổ chức quản lý lớp học theo lịch công tác. Ổn định tâm lý các trẻ ở lại lớp.

7/Theo dõi trẻ đang được điều trị tại cơ sở y tế Tại các bệnh viện

 

BGH, GV và phụ huynh – Phụ trách chung việc quản lý  học sinh tại các bệnh viện: nắm chắc danh sách, tình hình diễn biến sức khoẻ của các trẻ. Theo dõi trẻ diễn biến sức khỏe của trẻ tại các khu điều trị

– Báo cáo tình hình trẻ tại bệnh việc cho các bên liên quan

8/ Đưa các trẻ được điều trị từ cơ sở y tế về nhà Tại các cơ sở y tế

 

Giáo viên, nhân viên và phụ huynh  Đưa các trẻ đã đỡ được điều trị từ cơ sở y tề về nhà

 

 

     
     
           
  1. Tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe học sinh

          Tiếp tục theo dõi trẻ còn đang nằm điều trị tại các cơ sở y tế, Ban giám hiệu phân công thay phiên nhau động viên, thăm hỏi tình hình sức khỏe của trẻ cho đến khi tất cả các trẻ ổn định sức khoẻ và được đưa về nhà.

 

   

 

Lạc An, ngày 01 tháng 02 năm 2021

  HIỆU TRƯỞNG