KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2016 – 2017

Tháng Hai 27, 2017 3:14 chiều

     PHÒNG GD-ĐT HUYỆN BẮC TÂN UYÊN     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA ANH ĐÀO               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                Số: 59/KHGD -MGHAĐ                           Lạc An, ngày 20 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

Năm học 2016 – 2017

 

  • Căn cứ vào công văn số 710/ PGDĐT- GDMN ngày 19 tháng 9 năm 2016 của Phòng GD-ĐT Huyện Bắc Tân Uyên. Về việc hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2016- 2017;
  • Căn cứ công văn số 56/KH-MGHAĐ ngày 20/9/2016, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của trường Mẫu giáo Hoa Anh Đào;
  • Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học 2016 – 2017;
  • Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.

Nay bộ phận chuyên môn trường Mẫu giáo Hoa Anh Đào xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2016 – 2017 như sau:

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG

  • Tổng số lớp: 6. Trong đó:

 

 

KHỐI LỚP SỐ LỚP HỌC SINH NỮ
CHỒI 2   35   9
4 153 67
TỔNG CỘNG 6 188 76

 

 

  • Tổng số CB-GV-NV: 27/25 nữ.
  • Trình độ:

 

Chức danh Số lượng Trình độ chuyên môn Tin học Ngoại ngữ Chính trị(SC) Ghi chú
SC TC ĐH A B A B
Ban giám hiệu 3     1 2 3   2 1 1
Giáo viên 15 0 9 4 2 15   8 6  
Kế toán 1 1 1 1
Văn thư 1 1 1 TCKT
Điều dưỡng 1 1 1 1
Phục vụ 1
Bảo vệ 2
Cấp dưỡng 3                  
CỘNG 27 0 10 7 4 19 2 10 9 1

 

* Thuận lợi:

  • Được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương.
  • Được trang cấp đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng cho việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
  • Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình công tác.
  • Được phụ huynh quan tâm, hỗ trợ trong công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục.

* Khó khăn:

  • Cơ sở vật chất trường lớp cũ, đã xuống cấp và có nhiều điểm lẻ, 3/6 phòng học mượn cơ sở cũ của UBND đã xuống cấp, trong đó 2/3 số phòng chật hẹp không đủ diện tích, (dành cho 2 lớp Chồi)
  • Các điểm lẻ không có sự bảo đảm an ninh nên không thể trang cấp máy vi tính, không có Internet.
  • Trường không có vườn trường, sân trường chật hẹp nên hạn chế việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.

PHẦN II: MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC.

  1. MỤC TIÊU CHUNG:
  2. Mục tiêu chung khối Chồi:
Lĩnh Vực Mục tiêu
Phát triển thể chất * Phát triển vận động:– Trẻ thực hiện được động tác đi, chạy đổi hướng theo vật chuẩn, có sự phối hợp chân tay nhịp nhàng.– Giữ được thăng bằng trên 1 chân trong 5 giây và đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn.

– Biết phối hợp tay mắt và thể hiện khéo léo trong các vận động: Ném trúng đích, bò trong đường dích dắc không chệch ra ngoài.

– Thực hiện được động tác chạy liên tục 15m trong 10 giây; ném xa 3m  bằng 2 tay.

– Thực hiện được động tác bật xa 30 – 40 cm.

– Biết cầm kéo và cắt được theo đường thẳng.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

– Nhận biết được một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe.

– Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.

– Biết rửa tay bằng xà phòng, biết thao tác lau mặt đánh răng…

– Biết cách cởi và mặc quần áo.

– Phân biệt được 1 số vật nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn.

– Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.

Phát triển nhận thức * Khám phá khoa học:– Biết được các bộ phận trên cơ thể người.– Biết được một số hiện tượng tự nhiên, ảnh hưởng của thời tiết đối với sức khỏe con người.

– Thích tìm hiểu khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao? Để làm gì?

* Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán:

– Phân loại được đối tượng theo 2 dấu hiệu cho trước,

– Nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân.

– Nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều, tối.

– Đếm được trong phạm vi 10.

– Có biểu tượng về số trong phạm vi 5.

– So sánh và sử dụng được các từ: Bằng nhau, to hơn- nhỏ hơn, cao hơn- thấp hơn, rộng hơn – hẹp hơn, nhiều hơn – ít hơn.

– Nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các hình tròn, hình vuông hình tam giác qua một số dấu hiệu nổi bật.

* Khám phá xã hội:

– Nói đúng họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân, công việc của bố mẹ, địa chỉ, số điện thoại của gia đình.

– Nói được địa chỉ số điện thoại của trường.

– Nhận biết được 1 số đặc điểm của bản thân và người gần gũi.

– Nhận biết một số công việc, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề phổ biến.

– Biết tên vài danh lam thắng cảnh của quê hương  đất nước.

– Biết được một số lễ hội đặc biệt quan trọng của quê hương, đất nước.

Phát triển ngôn ngữ. * Nghe, hiểu.– Nghe, hiểu và thực hiện được các yêu cầu của người lớn.– Nghe và hiểu được các từ chỉ tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.

– Nghe và hiểu nội dung các câu đơn, câu phức.

– Nghe- hiểu nội dung bài thơ,ca dao, chuyện kể, truyện đọc…

* Nói.

– Biết trả lời và đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Để làm gì?…

– Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng câu đơn, câu ghép.

– Chú ý lắng nghe người khác nói và biết điều chỉnh giọng nói phù hợp.

– Kể lại sự việc theo trình tự.

– Đọc thơ kể lại chuyện diễn cảm.

– Biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép và lịch sự trong giao tiếp.

– Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.

* Làm quen với đọc – viết.

– Biết chọn sách để xem.

– Biết mô tả hành động của các nhân vật trong tranh vẽ.

– Biết cách đọc – viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

– Biết cầm sách đúng chiều, “đọc”,  kể theo tranh minh họa.

– Nhận ra ký hiệu thông thường trong cuộc sống: Nhà vệ sinh; cấm lửa; nơi nguy hiểm…

– Sử dụng ký hiệu để “viết”: tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng…

Phát triển thẩm mỹ. – Trẻ bộc lộ được cảm xúc phù hợp  trước vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh và tác phẩm nghệ thuật.– Thích nghe nhạc, nghe hát. Chú ý lắng nghe nhận ra giai điệu quen thuộc. Hát đúng và hát diễn cảm bài hát mà trẻ yêu thích.– Phân biệt được âm sắc của một số dụng cụ âm nhạc quen thuộc và biết sử dụng để đệm  nhịp theo bài hát, bản nhạc.

– Biết sử dụng các dụng cụ, vật liệu phối hợp với màu sắc và hình dạng đường nét để tạo sản phẩm có nội dung và bố cục đơn giản.

– Biết thể hiện xen kẽ màu, hình  trong trang trí đơn giản.

– Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.

Phát triểntình cảm xã hội. –  Biết được những sở thích, khả năng của bản thân và chấp nhận khả năng của người khác.– Yêu quý những người thân trong gia đình, thể hiện sự quan tâm đến người thân bằng lời nói, cử chỉ, hành động.– Yêu kính Bác Hồ, quan tâm đến cảnh đẹp thiên nhiên, lễ hội, di tích lịch sử của quê hương, đất nước.

– Chơi thân thiện với bạn và biết chia sẻ, giúp đỡ bạn.

– Thể hiện quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động.

– Thực hiện công việc được giao đến cùng.

– Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường lớp mầm non, nơi công cộng.

– Giữ gìn và bảo vệ môi trường: Bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc con vật, cây cảnh, giữ gìn đồ dùng đồ chơi; Có hành vi tiết kiệm trong sinh hoạt…

 

  1. Mục tiêu chung khối Lá
Lĩnh Vực Mục tiêu
Phát triển thể chất * Phát triển vận động:– Thực hiện được các động tác vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, thành thạo và giữ thăng bằng cơ thể:     + Đi nối bàn chân tiến, lùi.

     + Chạy được 18m  trong 10 giây.

     + Ném xa 4m bằng hai tay.

     + Bật xa 50- 60cm.

– Có khả năng phối hợp các giác quan với vận động và vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian khi vận động:

     + Chạy đổi hướng được theo hiệu lệnh.

     + Bò theo đường dích dắt không bị chạm vật mốc.

     + Ném trúng đích.

– Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo:

     + Cắt được các hình theo đường cong, đường tròn.

     + Biết cầm bàn chải tự đánh răng, chải đầu đúng thao tác…

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

– Biết tên các nhóm thực phẩm chính và cách thực hiện một số món ăn đơn giản, thông thường.

– Biết lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe.

– Có thói quen rửa tay bằng xà phòng khi bị bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Biết được lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.

– Biết tự đánh răng và lau mặt.

– Nhận biết một số biểu hiện khi bị bệnh thông thường, biết được nguyên nhân và cách phòng tránh

– Biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm nơi không an toàn.

Phát triển nhận thức * Khám phá khoa học:– Thích tìm hiểu khám phá về con vật, đồ vật, các hiện tượng tự nhiên  và các sự vật hiện tượng xung quanh. Đặt câu hỏi : Tại sao? Để làm gì? Làm thế nào? Khi nào?…– Quan sát, phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa các sự vật, con vật, cây cối với môi trường sống của chúng, với con người và giữa chúng với nhau.

– Thích tìm hiểu, khám phá về các bộ phận trên cơ thể người.

–  Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi.

* Khám phá xã hội:

– Nhận biết một số công việc, sản phẩm, ý nghĩa của 1 số nghề phổ biến.

– Nói được địa chỉ số điện thoại của gia đình.

– Biết tên một số dịa danh và một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương đất nước.

* Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán.

– Phân loại được các đối tượng theo 2 –  3 dấu hiệu cho trước, tự tìm ra dấu hiệu phân loại.

– Nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân và của người khác.

– Nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều, tối.

– Đếm được đến 10 và đếm theo khả năng.

– Có biểu tượng về số trong phạm vi 10, thêm bớt trong phạm vi 10.

– So sánh và sử dụng được các từ: Bằng nhau, to hơn- nhỏ hơn, cao hơn- thấp hơn, rộng hơn – hẹp hơn, nhiều hơn – ít hơn.

– Nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các hình tròn, hình vuông hình tam giác qua 1 số dấu hiệu nổi bật.

– Biết so sánh kích thước 3 đối tượng và sử dụng các từ so sánh phù hợp (theo độ lớn, chiều cao, chiều rộng)

Phát triển ngôn ngữ. * Nghe, hiểu.– Nghe được các âm thanh, ngữ điệu giọng khác nhau.– Nghe – hiểu được các từ khái quát, từ trái nghĩa.

– Nghe và làm theo từ 2 lời chỉ dẫn liên tiếp nhau trở lên

– Nghe nội dung truyện và biết liên hệ với bản thân.

– Lắng nghe chăm chú, không ngắt lời người nói và đáp lại bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ.

– Nghe, hiểu nội dung truyện, thơ, ca dao, đồng dao phù hợp lứa tuổi…

* Nói.

– Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.

– Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Do đâu mà có?…

– Biết đặt câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm bằng gì?…

– Biết sử dụng các từ biểu cảm, có hình ảnh.

– Thích tham gia các hoạt động ngôn ngữ: đóng kịch và kể chuyện.

– Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp.

* Chuẩn bị cho việc đọc – viết

– Thích “Đọc” và sao chép một số kí hiệu, từ đơn giản..

– Nhận dạng được các chữ cái và phát âm được các chữ cái.

– Tư thế ngồi “đọc và viết” ngay ngắn.

– Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt: Hướng đọc, viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt, nghỉ sau các dấu.

– Biết phân biệt phần mở đầu và kết thúc của sách.

– Thích “đọc” truyện qua các tranh vẽ.

– Biết giữ gìn, bảo vệ sách cẩn thận.

Phát triển thẩm mỹ. – Trẻ thích tìm hiểu và  thích bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.– Thích nghe nhạc, nghe hát. Chăm chú  lắng nghe nhận ra giai điệu khác nhau của bài hát.– Hát đúng biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ yêu thích.

– Trẻ vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu  bài hát, bản nhạc.

– Biết sử dụng nhạc cụ âm nhạc gõ đệm theo các tiết tấu bài hát, bản nhạc một cách phù hợp.

– Biết sử dụng các dụng cụ, vật liệu phối hợp với màu sắc và hình dạng đường nét dể tạo sản phẩm có nội dung và bố cục cân đối, màu sắc hài hoà.

– Biết phối hợp màu sắc, hình khối và đường nét trong trang trí.

– Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.

Phát triển tình cảm xã hội. – Biết hợp tác chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động.– Có hành vi ứng xử đúng với bản thân và người xung quanh.– Có hành vi thể hiện sự quan tâm đến người gần gũi.

– Vui vẻ nhận công việc và thực hiện công việc được giao đến cùng.

– Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường lớp mầm non, nơi công cộng.

– Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường: Bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc con vật, cây cảnh, có ý thức tiết kiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC CỤ THỂ.
  2. Mục tiêu và nội dung giáo dục khối Chồi:
 LĨNH VỰC SỐ THỨ TỰ  MỤC TIÊU GIÁO DỤCNĂM HỌC  NỘI  DUNG GIÁO DỤCNĂM HỌC
  1/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 1 – Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.– Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh. – Tay vai:   + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay).   + Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).

– Lưng, bụng, lườn:

   + Cúi về phía trước, ngửa người ra sau.

   + Quay sang trái, sang phải.

   + Nghiêng người sang trái, sang phải.

– Chân:

   + Nhún chân.

   + Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.

   + Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.

  2 Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động:– Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.– Bước đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.

– Đi bước lùi liên tiếp khoảng

3 m.

Đi và chạy:   + Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi.  + Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn.

 

 

 

3 Kiểm soát được vận động: Đi/ chạy thay đổi  hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn  (4 – 5  vật chuẩn đặt dích dắc). + Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn. + Chạy 15m trong khoảng 10 giây. + Chạy chậm 60-80
4 Phối hợp tay- mắt trong vận động:– Tung bắt bóng với người đối diện (cô/bạn): bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 3 m).– Ném trúng đích đứng (xa 1,5 m x cao 1,2 m).

– Ném trúng đích ngang (xa 2 m).

– Tự đập bắt bóng được (4-5 lần liên tiếp

– Tung, ném, bắt:  + Tung bóng lên cao và bắt. + Tung bắt bóng với người đối diện.

 + Đập và bắt bóng tại chỗ.

 + Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.

 + Ném trúng đích bằng 1 tay.

 + Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.

 + Biết đật bóng liên tục không rơi 4 -5 lần

5 Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:– Chạy liên tục theo hướng thẳng 15 m trong 10 giây.– Bò trong đường dích dắc (3 – 4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài. – Bò, trườn, trèo: + Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m. + Bò dích dắc qua 5 điểm.

 + Bò chui qua cổng, ống dài 1,2m x 0,6m.

 + Trườn theo hướng thẳng.

 + Trèo qua ghế dài1,5m x 30cm.

 + Trèo lên, xuống 5 gióng thang.

– Bật – nhảy:

 + Bật liên tục về phía trước.

 + Bật  xa 35 – 40cm.

 + Bật – nhảy từ trên cao xuống (cao 30 – 35cm).

 +Bật tách chân, khép chân qua 5 ô.

 + Bật qua vật cản cao 10 – 15cm.

 + Nhảy lò cò 3m

6 

 

7

Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt  và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ:– Thực hiện được các vận động:cuộn – xoay tròn cổ tay, gập-

mở các ngón tay.

– Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối  hợp tay – mắt trong một số hoạt động: Vẽ hình người, nhà, cây. Cắt thành thạo theo đường thẳng.

– Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối … – Gập giấy. – Lắp ghép hình.

 – Xé, cắt đường thẳng.

 – Tô, vẽ hình.

 

 

 

– Xây dựng, lắp ráp với 10 – 12 khối.-Tự cài, cởi cúc, buộc dây giày.  – Xây dựng, lắp ráp với 10 – 12 khối.– Cài, cởi cúc áo.– Xâu, buộc dây giày.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe   8 – Biết một số món ăn, thực phẩm thông thư­ờng và ích lợi của chúng đối với sức khỏe: Biết một số thực phẩm cùng nhóm: Thịt, cá…có nhiều chất đạm. Rau, quả chín có nhiều vitamin.. + Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ:– Nhận biết  một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng).
9 – Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt  có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo… – Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.– Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
10 – Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng. – Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…).
11 Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở:– Tự  rửa tay bằng xà phòng. Tự  lau mặt, đánh răng.– Tự  thay quần, áo khi bị ướt, bẩn. + Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt:– Tập đánh răng, lau mặt.– Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng.

– Đi vệ sinh đúng nơi qui định

– Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn Trẻ biết tự xúc ăn, khi ăn xong biết không làm rơi vãi
12 – Có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khoẻ. – Có một số hành vi tốt trong ăn uống:. Mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn, nhai kĩ.

. Chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau…

. Không uống nước lã

+ Giữ gìn sức khoẻ và an toàn:– Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.– Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người

 

13 – Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:. Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh. đi dép giầy khi đi học.. Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt….

. Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.

. Bỏ rác đúng nơi qui định.

– Lựa chọn trang trang phục phù hợp với thời tiết.– Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản. 
  14 – Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh: Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng…. là nguy hiểm không đến gần. Biết các vật  sắc nhọn không nên nghịch. + Nhận biết những nơi nguy hiểm: Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
15 – Nhận ra những nơi như: hồ, ao, mương nước,  suối, bể chứa nước…là nơi nguy hiểm, không được chơi gần. – Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. 
16 – Biết một số hành động nguy hiểm  và phòng tránh khi được nhắc nhở: Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt….    – Nhận ra  một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ:
17 – Biết gọi người lớn khi gặp  một số trường hợp khẩn cấp: cháy, có  người rơi xuống nước, ngã chảy máu. – Không ăn thức ăn có mùi ôi; không ăn lá, quả lạ… không uống rượu, bia, cà phê;  không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn.
18 – Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đình,  số điện thoại người thân khi cần thiết – Không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo.
2/PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC  

 

 

 

 

*Khám phá khoa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Làm quen  Một số khái niệm sơ đẳng về toán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khám phá xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 

19 – Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng:– Quan tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh với sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo như đặt câu hỏi về những thay đổi của sự vật, hiện tượng: Vì sao cây lại héo? Vì sao lá cây bị ướt?….– Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm… để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.

– Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Ví dụ: Pha màu/ đường/muối vào nước, dự đoán, quan sát, so sánh.

+ Các bộ phận của cơ thể con người: Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể. +Đồ vật: Đồ dùng, đồ chơi:  – Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

– Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

20 – So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 – 3 đồ dùng, đồ chơi – Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách, tranh ảnh, nhận xét và trò chuyện.
21 – Biết phân loại các đối tượng theo một hoặc hai dấu hiệu. 

 

 

 

 

 Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1 –  2 dấu hiệu.+Phương tiện giao thông:– Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1 – 2 dấu hiệu.

+ Động vật và thực vật:

– Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa, quả  gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người

– So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật, cây, hoa, quả.

– Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 1 – 2 dấu hiệu.

– Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống. 

– Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.

22 – Nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản: Nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi. Ví dụ: “Cho thêm đường/ muối nên nước ngọt/mặn hơn” 

 

 

 

+Một số hiện tượng tự nhiên: Thời tiết, mùa, ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng: Sự khác nhau giữa ngày và đêm.+ Nước:– Các nguồn nước trong môi trường sống.

– Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.

– Một số đặc điểm, tính chất của nước

– Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.

23 – Sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản. Ví dụ: Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn.  + Không khí, ánh sáng:  – Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây +Đất đá, cát, sỏi:

– Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.

24 Thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau:– Nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát – Nhận biết các đối tượng qua các bài hát ,trò chơi– Nhận biết các đối tượng qua các bài hát ,trò chơi 
25 – Thể hiện một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình… như:. Hát các bài hát về cây, con vật…. Vẽ, xé, dán, nặn, ghép hình…. cây cối, con vật.. -Thể hiện vai chơi trong trò chơi đóng vai theo  chủ đề gia đình, phòng khám bệnh, xây dựng công viên…
26 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết số đếm, số lượng:– Quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi: bao nhiêu? là số mấy?… – Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10. 

– So sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.

+ Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm– Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. 

 

 

27 – Gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả. – Gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
28 -Tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn – Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn
29 – Sử dụng các số từ 1-5 để chỉ số lượng, số thứ tự.-Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày -Nhận biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.– Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe,..)
30 Sắp xếp theo qui tắc:– Nhận ra qui tắc sắp xếp của ít nhất ba đối tượng và sao chép lại +Xếp tương ứng– Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi 
31 So sánh hai đối tượng:– Sử dụng dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả đo và so sánh.  +So sánh, sắp xếp theo qui tắc – So sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc.+Đo lường

– Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo.

– Đo dung tích bằng một đơn vị đo

32 Nhận biết hình dạng:– Chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai hình (tròn và tam giác, vuông và chữ nhật,….)– Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản. + Hình dạng– So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật– Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu
33 Nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian:– Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác.  + Định hướng trong không gian và định hướng thời gian– Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác (phía trước – phía sau;   phía trên – phía dưới; phía phải –  phía trái).
34 – Mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày. – Nhận biết các buổi: sáng, trưa, chiều, tối.
35 – Nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp mầm non và cộng đồng: Nói họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện. +Bản thân,  gia đình, trường mầm non, cộng đồng: Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân.
36 –  Nói họ, tên và công việc của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. – Họ tên, công việc  của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ. Một số nhu cầu của gia đình.  Địa chỉ gia đình.
37 – Nói địa chỉ của gia đình mình (số nhà, đường phố/thôn, xóm) khi được hỏi, trò chuyện. – Tên, địa chỉ nhà, nơi trẻ sinh sống.
38 – Nói tên và địa chỉ của trường, lớp khi được hỏi, trò chuyện. – Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường
39  – Nói tên, một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện. – Tên, địa chỉ của trường lớp. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.
40 Nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương:– Kể tên, công việc, công cụ, sản phẩm/ích lợi… của một số nghề khi được hỏi, trò chuyện. – Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
41 – Nhận biết một số lễ hội và danh lam, thắng cảnh: Kể tên và nói đặc điểm của một số ngày lễ hội.  – Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hoá của quê hương, đất nước.
42 – Kể tên và nêu một vài đặc điểm của cảnh đẹp, di tích lịch sử  ở  địa phương. – Biết được những địa danh, du lịch ở đia phương nơi trẻ sinh sống– Trẻ kể được những địa danh du lịch ở địa phương.– Biết được làng nghề truyền thống ở địa phương.
43 Nghe hiểu lời nói:– Thực hiện được 2, 3 yêu cầu liên tiếp.  – Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.
44 – Hiểu nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ… – Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.
45 – Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại   – Lắng nghe ý kiến của người khác.– Trả lời và đặt các câu hỏi: ai? cái gì? ở đâu? khi nào? để làm gì?.– Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.

– Nghe hiểu các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.

46 – Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày: Nói rõ để người nghe có thể hiểu được. – Phát âm các tiếng có chứa các âm khó.
47 – Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm… – Làm quen các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm…trong các hoạt động hằng ngày.– Các từ chỉ đặc điểm sự vật hiện tượng diễn ra hằng ngày.
48 

 

– Sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định. – Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.– Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép
49 – Kể lại sự việc theo trình tự. – Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.
50 – Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao… – Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
   51 – Kể chuyện có mở đầu, kết thúc. – Kể lại truyện đã được nghe.
52 – Bắt chước giọng nói, điệu bộ của  nhân vật trong truyện. – Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh.– Đóng kịch.
    53 – Sử dụng các từ như mời cô, mời bạn, cám ơn, xin lỗi trong giao tiếp. – Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
54 – Điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở. – Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
  55 – Làm quen với việc đọc – viết: Chọn sách để xem – Nhận dạng một số chữ cái– Tập tô, tập đồ các nét chữ– Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
56 – Mô tả hành động của các nhân vật trong tranh. – Mô tả hành động các nhân vật trong tranh bằng từ ngữ ngắn gọn, xúc tích.
57 – Cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. “đọc” sách theo tranh minh họa (“đọc vẹt”). – Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt: Hướng đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dư­ới.– Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu– Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.

-“Đọc” truyện qua các tranh vẽ.

– Giữ gìn, bảo vệ sách.

58 – Nhận ra kí hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm,.. – Làm quen với một số ký hiệu thông thư­ờng trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ,…
59 – Sử dụng kí hiệu để “viết”: tên, làm vé tầu, thiệp chúc mừng,.. – “Viết” bằng các ký hiệu khác nhau.
 4/ GIÁO DỤC TÌNH CẢM XÃ HỘI 60 – Thể hiện ý  thức về bản thân: Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ.  – Tên, tuổi, giới tính.– Sở thích, khả năng của bản thân.
61 – Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được. – Điểm giống và khác nhau của mình với người khác.
62 – Thể hiện sự tự tin, tự lực:. Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.. Cố gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi). – Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học. 
6364 – Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh. – Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh. 
65 – Biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên. – Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình.
66 – Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ.– Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. – “Kính yêu Bác Hồ” 
67 – Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước. – Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
68 – Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội : Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông bà, bố mẹ – Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường). 
69 – Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. – Sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép.
70 – Chú ý nghe khi cô, bạn nói. – Chờ đến lượt, hợp tác.
71 – Biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở. – Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
72 – Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật …). – Quan tâm, giúp đỡ bạn
7374 – Quan tâm đến môi trường: Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc.– Bỏ rác đúng nơi quy định – Phân biệt hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” – “xấu”.– Giữ gìn vệ sinh môi trường
75 – Không bẻ cành, bứt hoa. – Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối.
76 – Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng. – Tiết kiệm điện, nước.
 5/ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ 77 – Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình:– Vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng. – Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
78 – Chú ý nghe, tỏ ra thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc. – Nghe và nhận ra các  loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca).– Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.– Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.

– Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu chậm.

79 – Thích thú, ngắm nhìn, chỉ, sờ  và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình. – Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm.
80 

 

 

 

 

Một số kĩ năng  trong hoạt động âm nhạc (hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình).-Sử dụng các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét. – Xé, cắt theo đường thẳng, đường cong… và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục.– Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết.– Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
81 – Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét. 

 

 

– Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng– Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ …– Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa).

– Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm

– Vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.

83 – Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình): Lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc – Lựa chọn, thể hiện các hình thức vận động theo nhạc.
84 – Lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát – Lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo nhịp điệu bài hát
85 – Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. – Tự chọn dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích.
86 – Đặt tên cho sản phẩm tạo hình -Nói lên  ý tưởng tạo hình của mình.– Đặt tên cho sản phẩm của mình.
           

 

  1. Mục tiêu và nội dung giáo dục khối Lá:
LĨNH VỰC SỐTHỨ TỰ MỤC TIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC NỘI DUNG GIÁO DỤCNĂM HỌC
PHÁT TRIỂNTHỂ CHẤT 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 

 

2 (CS 1)

– Biết bắt đầu và kết thúc động tác bài tập thể dục buổi sáng đúng nhịp.– Bật xa tối thiểu 50cm; – Thực hiện các động tác thể dục sáng ngoài trời.-Bật qua vật cản 15-20cm.-Bật liên tục vào vòng .

-Bật xa 50 cm

-Bật tách, khép chân qua 7 ô.

 

3 (CS 2) Nhảy xuống từ độ cao 40 cm -Nhảy xuống từ độ cao 35 cm.-Nhảy từ trên cao xuống 35-40 cm. 
4 (CS 3) 

 

 

 

 

 

 

 

5

Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m. 

 

 

 

 

 

Ném trúng đích đứng ( xa 2m x cao 1,5 m)

 

*/-Tung bóng lên cao và bắt bóng.-Tung ,đấp bắt bóng tại chỗ.-Bắt và ném bóng với người đối diện bắng 2 tay(khoảng cách xa 4m).

-Chuyền bóng qua đầu qua chân.

 

*/-Ném xa bằng 1 tay,2 tay.

-Ném trúng đích đứng 1 tay,2 tay.

-Chuyền bóng qua đầu qua chân.

 

6 (SC 4) 

 

 

 

 

7

Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất. 

 

 

Bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5m theo đúng yêu cầu.

-Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m.-Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30 cm.-Trèo lên xuống 7 gióng thang.

 

-Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5 m.

-Bò zích zắc qua 7 điểm, cách nhau 1,5m đúng theo yêu cầu.

-Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6 m.

8 (CS 5) Tự mặc và cởi được áo *-Các loại cử động của bàn tay, ngón tay, cổ tay.-Lắp ráp các hình, xâu luồn các hạt, buộc dây.Cài, cởi cúc áo, quần, kéo khóa.

 

9 (CS 9) Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu; *-Đứng co 1 chân, nhảy lò cò tự do. Nhảy lò cò.4-5 m.-Nhảy lò cò, đổi chân.

-Nhảy lò cò 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.

 

10(CS 10) .Đập và bắt được bóng bằng 2 tay. *-Đi và đập bắt bóng.-Đi đập và bắt bóng nảy bằng 2 tay 4-5 lần liên tiếp.-Chuyền bòng qua đầu qua chân.

 

11(CS 11) Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m) không làm rơi vật đội trên đầu.Đứng 1 chân và giữ người trong vòng 10 giây, đi lên xuống trên ván dốc ( dài 2 m,rộng 0,30 m) một đầu kê cao 0,30 m.  *-Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối.-Đi nối bàn chân tiến lùi.-Đi trên dây, đi lên xuống trên ván dốc theo mục tiêu.

-Đi thăng bằng trên ghế thể dục.

12 (CS 12) Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây. *-Chạy tự do, chạy thay đổi tốc độ.-Chạy 15m trong khoảng 10 giây.-Chạy 18m trong khoảng 5-7 giây.

-Chạy tốc độ vừa sức.

 

13 (CS 13) Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian *-Chạy theo đường zích zắc.-Chạy chậm khoảng100-120   m.

-Chạy liên tục khoáng 100-120m không hạn chế thời gian.

 

14(CS 14) Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. *-Rèn luyện thói quen làm việc đến nơi đến chốn.-Rèn luyện nề nếp học tập.-Rèn tính tập trung chú ý.

-Tổ chức các hoạt động có chủ đích.

 

15.(CS 15) Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn 

 

 

 

*-Thói quen rửa tay bằng xà phòng.-Tập luyện thao tác rửa tay đúng cách theo 6 bước.-Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

-Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

 

16(CS 16) Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày *-Ích lợi của việc vệ sinh răng miệng.-Kỹ năng đánh răng, lau mặt.-Thói quen đánh răng rửa mặt hằng ngày.

-Giữ vệ sinh răng miệng, đầu tóc mặt mũi…

 

17.(CS 19) Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày *-Nói được các bữa ăn trong ngày và một số thức ăn hằng ngày ở trường, ở nhà.-Kể tên những món ăn mà trẻ biết, cách chế biến một số món ăn đơn giản. 

*-Biết bốn nhóm thực phẩm.Nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể mau lớn,khỏe mạnh.

-Làm quen một số thao tác trong việc chế biến một số món ăn, thức uống đơn giản.

 

18.(CS 20) Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe *-Sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật ( tiêu chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng…).-Biết và không uống nhiều nước ngọt, nước có ga, ăn nhiều đồ ngọt dễ bị béo phì.-Biết và không ăn những món ăn nguội lạnh, ôi thiu, những thức ăn không hợp vệ sinh.

 

19.(CS 21) Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm *-Nhận biết một số đồ vật nguy hiểm như: cây nhọn, que, đinh, kim, thủy tinh, dao, kéo…-Biết bảo vệ sức khỏe không chơi những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng. 
20.(CS 22) Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm *-Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm như: chơi cây nhọn, lấy que đâm vào mắt mũi của mình, của bạn, nhét hột hạt vào mũi…-Ý thức trong việc bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người.-Biết được hành động đúng, sai.

 

21.(CS 23) Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm *-Nhận biết những nơi không an toàn như: chơi gần ổ cắm điện, bếp lò, bình nước đun sôi, giếng nước, ao, hồ, chơi ngoài lòng đường, chuồng trại nuôi thú…-Nhận biết và không chơi những nơi mất vệ sinh như: khu chăn nuôi, bãi rác… 
22.(CS 24) Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép *-Giáo dục trẻ thói quen xin phép cô, ba – mẹ, người lơn, người thân khi nhận quà. không theo người lạ ra khỏi trường.-Biết tránh một số trường hợp không an toàn: có người lạ bế ẵm, cho kẹo, rủ đi chơi… 
23.(CS 25) 

 

Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm *-Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ như: kẹp tay, chân vào đồ vật nào đó,ngã, đuối nước, động vật cắn, ong đốt, tai nạn liên quan đến giao thông, vật sắc nhọn, các hột hạt làm ngạt thở, điện giật…
24.(CS 26) 

 

 

Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc *-Nhận biết một số tác hại thông thường của thuốc lá khi hút hoặc khi ngửi khói thuốc lá như: Ho, khó chịu, khó thở, viêm phổi…-Không đến gần người đang hút thuốc lá. 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25(CS 27) Biết nói một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình. *Các thông tin về cá nhân như họ tên, ngày sinh, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân, trách nhiệm của bản thân trong gia đình, trong lớp học.-Các thông tin về gia đình: họ tên bố, mẹ, anh…địa chỉ, số nhà, số điện thoại của bố mẹ, của gia đình…-Biết về các thành viên trong gia đình, vị trí của trẻ trong gia đình.

-Nghề nghiệp của bố mẹ,

Sở thích của các thành viên trong gia đình,nhu cầu của gia đình, quy mô gia đình (gia đình nhỏ, gia đình lớn).

-Những đặc điểm nổi bật của trường lớp mầm non, công việc của các cô, các bác trong trường.

-Đặc điểm, sở thích của các bạn, các hoạt động của trẻ ở trường.

 

26(CS 28) Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân – Biết một số ứng xử của bạn gái, bạn trai.– Biết lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính.– Chức năng, các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.

 

27(CS 92) Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung a/ Cây cối, con vật.– Đặc điểm, ích lợi và tác hai của con vật, cây, hoa, quả.– So sánh sự giống và khác nhau của con vật, cây, hoa, quả.

– Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2-3 dấu hiệu.

b/ Đồ dùng đồ chơi.

– Tên gọi, đặc điểm, chất liệu, cấu tạo và công dụng của đồ dùng đồ chơi.

– Mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng đồ chơi quen thuộc.

– Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2 – 3 dấu hiệu.

 

 

28(CS 93) Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự a/ Con vật, cây.– Quá trình phát triển của cây, con vật, điều kiện sống của một số loại cây, con vật.– Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa cây cối, con vật với môi trường sống.

– Cách chăm sóc, bảo vệ con vật, cây cối.

b/ Hiện tượng tự nhiên.

– Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa.

– Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng.

– Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.

– Các nguồn nước trong môi trường sống.

– Một số đặc điểm. tính chất của nước.

– Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.

– Ích lợi của nước đối với đời sống con người, các con vật, cây cối.

– Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó đối với cuộc sống con người, các con vạt và cây cối.

 

29(CS 94) Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống – Biết tên gọi các mùa trong năm: Mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông.– Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.+ Mùa xuân: Nhiều hoa nở, có nhiều quả ngon, không khí mát mẻ.

+ Mùa hè: Nắng, gió, oi bức, có nhiều hoa phượng nở, có một số trái cây đặc trưng vào mùa hè.

+ Mùa thu: Bầu trời trong xanh, gió mát, có ngày nắng, ngày mưa, có ngày hội đến trường…

+ Mùa đông: Trời se lạnh, trong mùa đông có lễ Noel.

30(CS 95) Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra – Nhận biết một số hiện tượng sắp có mưa như: mây đen, gió to, trời sầm tối, sấm chớp…– Trời nắng: Bầu trời trong xanh, mây trắng, có mặt trời…– Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.
31(CS 96) Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng * – Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.– So sánh sự giống và khác nhau của của đồ dùng đồ chơi và sự đa dạng của chúng.– Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2 – 3 dấu hiệu.

 

* Phương tiện giao thông.

– Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông.

– Phân loại phương tiện theo 2-3 dấu hiệu.

32(CS 97) Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống *- Tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số địa điểm công cộng tại địa phương, trường Tiểu học…– Một số hoạt động ở các khu công cộng trẻ biết. 
33(CS 98) Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống *- Tên gọi, công cụ và sảm phẩm của một số nghề trong xã hội.– Ý nghĩa của các nghề quen thuộc, nghề truyền thống ở địa phương.
34(CS 104) Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 *- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.– Ôn, nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10.– Nhận biết ý nghĩa của các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày (số nhà, biển số xe…)

– Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.

35(CS 105) Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm *- Tách một nhóm thành 2 nhóm bằng 2 – 3 cách.– Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.– So sánh số lượng của các nhóm đồ vật trong phạm vi 10.

 

36(CS 106) Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo a/ Đo độ dài:– Đo độ dài 1 vật bằng các đơn vị đo khác nhau.– Đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo, so sánh và diễn đạt kết quả.

b/ Đo dung tích:

– Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.

37(CS 107) Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu *- Nhận biết, gọi tên các khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế.– Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo yêu cầu.– Tạo ra một số hình hình học bằng các cách khác nhau.

 

38(CS 108) Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác *- Xác định vị trí của đồ vật (phía trước – phía sau; phía trên – phía dưới; phía phải – phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn.
39(CS 109) Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự – Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.– Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự. 
40(CS 110) Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày – Nhận biết chữ số biểu thị tên gọi của các thứ /ngày trong tuần.– Phân biệt được các sự kiện diễn ra trong ngày/ tuần. 
41(CS 111) Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ – Xem lịch biết đọc số biểu thị thứ tự ngày trên lốc lịch.– Xem đồng hồ, nói được giờ trên đồng hồ.
42(CS 112) Hay đặt câu hỏi – Thích đặt câu hỏi để tìm hiểu và làm rõ thông tin về một sự vật, sự việc hay một người nào đó.– Chủ động đặt câu hỏi trong các giờ hoạt động tìm hiểu, khám phá, quan sát… 
43(CS 113) Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh – Thích làm một số thí nghiệm.– Thích đặt câu hỏi để tìm hiểu, làm rõ thông tin về một sự vật hiện tượng nào đó.– Quan sát các sự vật hiện tượng xung quanh.

 

44(CS 114) Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày – Quan sát và phân tích đơn giản một số hiện tượng xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày.– Biết nguyên nhân dẫn đến kết quả của một số sự việc. 
45(CS 115) Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại – Nhận ra sự khác biệt của một đối tượng không cùng nhóm với những đối tượng còn lại.– Biết giải thích khi loại bỏ đối tượng đó. 
46(CS 116) Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc – Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu.– Nhận ra quy tắc sắp xếp theo mẫu và sao chép lại.– Sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp.

 

 

47(CS 117) Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát – Đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn)– Thay tên mới cho câu chuyện đúng với nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.– Đặt tên cho đồ vật trẻ thích.

 

48(CS       118) Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình – Lựa chọn cách thực hiện một só công việc riêng theo cách riêng của mình.– Có ý tưởng khác với các bạn khi tạo ra sản phảm nào đó. 

 

49(CS 120) Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác – Biết thay tên nhân vật, tên câu chuyện phù hợp với nội dung.– Kể chuyện sáng tạo.– Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác.

 

PHÁTTRIỂN NGÔN NGỮ  50(CS 61) Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi –  Kể chuyện cho trẻ nghe. –  Đóng kịch theo nội dung câu chuyện vừa kể.–  Xem phim truyện trên màn hình phù hợp với chương trình, độ tuổi.

 

51(CS 62) Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động – Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp.– Nghe hiểu nội dung của lời nói trong giao tiếp. 
52(CS 63) Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi – Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa.– Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức. 
53(CS 64) Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ – Nghe hiểu nội dung truyện đọc, truyện kể phù hợp lứa tuổi.– Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao tục ngữ phù hợp độ tuổi. 
54(CS 65) Nói rõ ràng. – Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu.– Đọc những bài đồng dao luyện phát âm.– Trò chuyện, đàm thoaị một số nội dung trong chương trình giáo dục trẻ.
55(CS 66) Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày – Sử dụng các từ chỉ hành động, tính chất, từ biểu cảm, hình tượng.– Các từ chỉ tên gọi của các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, các từ chỉ đặc điểm của cây, rau, hoa, quả, con vật, đồ vật, các phương tiện và quy định giao thông… 
56(CS 67) Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp – Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng.– Nói và thể hiện cử chỉ điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. 

 

57(CS 68) Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân – Bày tỏ tình cảm,nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng lời nói.– Biết đặt các câu hỏi để làm rõ thông tin cần tìm hiểu. 
58(CS 69) Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động –  Biết dùng lời nói để giao tiếp, trò chuyện cùng các bạn.– Biết bày tỏ, chia sẻ hiểu biết, kih nghiệm của bản thân bằng lời nói để các bạn trong nhóm chơi hiểu và cùng thống nhất tham gia vào hoạt động.
59(CS 70) Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được – Biết dùng lời nói để diễn tả, miêu tả lại một sự việc hay một hiện tượng nào đó mà trẻ biết hoặc chứng kiến.– Biết kể trình tự, lo gich, tốc độ vừa phải để người khác hiểu.
60(CS 71) Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định – Nghe một số câu chuyện trong chủ đề.– Kể lại chuyện theo trình tự, đầy đủ về nhân vật, lời nói, hành động. 
61 (CS 72) Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện. – Chủ động trò chuyện, thảo luận trong nhóm chơi hoặc trong các cuộc giao tiếp với người lớn.– Đặt các câu hỏi thảo luận để duy trì và phát triển cuộc trò chuyện.
62(CS 73) Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp – Điều chỉnh được cường độ giọng nói phù hợp với nhu cầu giao tiếp.– Các hành vi, thái độ tôn trọng người khác trong giao tiếp. 
63(CS 74) Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện – Chăm chú lắng nghe và hiểu nội dung trong câu nói của người khác.– Biết đáp lại bằng thái độ đã hiểu lời nói của người khác bằng cử chỉ, nét mặt và ánh mắt. 
64(CS 75) Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp – Thói quen nề nếp trong học tập, sinh hoạt.– Giáo dục phép lịch sự, biết tôn trọng người khác trong giao tiếp, không nói leo, ngắt lời khi người khác đang nói.
65 (CS 76) Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói – Biết dùng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để thể hiện mình chưa hiểu lời nói người khác.– Biết đặt câu phù hợp để hỏi lại khi chưa hiểu lời người khác nói. 
66(CS 77) Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống – Biết sử dụng một số từ biểu thị sự lễ phép, các từ biểu cảm, hình tượng.– Biết chào hỏi, tạm biệt, các câu chúc sức khỏe ông bà…biết cám ơn, xin lỗi phù hợp với hoàn cảnh, tình huống trong giao tiếp. 
67(CS 78) Không nói tục, chửi bậy – Biết nói tục, chửi bậy là không tốt, không ngoan.– Có thái độ không đồng tình như: nhắc bạn không được chửi bậy, nói tục như thế là xấu…hoặc thưa cô khi bạn chửi bậy. 
68(CS 79) Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh; – Nhận dạng các chữ cái đã học.– Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau. 
69(CS 80) Thể hiện sự thích thú với sách – Thích chơi với sách, xem và đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi một mình.– Chú ý nghe đọc sách, tìm hiểu nội dung tranh vẽ trong sách (nhờ người lớn giải thích nội dung tranh, những chữ chưa biết…) 
70 (CS 81) Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách – Xem, nghe đọc và tự “đọc” sách.– Có một số hành vi giữ gìn, bảo vệ sách (giở sách từng trang, không quăng quật, vẽ bậy, xé, làm nhàu sách, xem sách xong biết cất sách vào nơi quy định) 
71 (CS 82) Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống – Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống hằng ngày (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông…)
72 (CS 83) Có một số hành vi như người đọc sách – Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.– Làm quen với cách đọc sách từ dòng trên xuống dòng dưới, từ trái sang phải, đọc ngắt nghỉ sau các dấu.– Phân biệt phần mở đầu, kết

thúc của sách.

 

73(CS 84) “Đọc” theo truyện tranh đã biết – Xem và đọc các loại sách khác nhau.– Đọc truyện qua tranh vẽ. 
74(CS 85) Biết kể chuyện theo tranh  – Biết dựa theo tranh để kể lại thành một câu chuyện.– Sắp xếp tranh theo trình tự nội dung. Kể một câu chuyện có mở đầu, có kết thúc. 
75(CS 86) Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói – Biết chữ viết có thể đọc được, có thể dùng chữ viết để thay cho lời nói.– Biết làm bưu thiếp, thư chúc mừng người thân bằng chữ viết.
76(CS 88) Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái – Làm quen với cách viết tiếng Việt, hướng viết các nét chữ.   – Sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình. 
77(CS 89) Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình – Khả năng viết, sao chép tên của mình.– Biết viết tên của mình theo ý thích như viết thường, viết hoa, đầy đủ tên hoặc chỉ viết chữ cái đầu, hoặc trang trí tên của mình… 
78 (CS 90) Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới – Hướng viết của các nét chữ.– Tô các chữ cái đã học.– Thực hiện vở bé tập tô.

 

 

79(CS 91) Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt 

 

 

– Làm quen với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Tô, đồ các nét chữ cái đã học.– Nhận dạng một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Phân biệt chữ cái và chữ số. 
PHÁT TRIỂNTÌNH CẢMKỸ NĂNG XÃ HỘI 80(CS 17) Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp – Thói quen tốt trong giao tiếp với mọi người, trong ăn uống hoặc những nơi công cộng.– Một số thói quen hành vi văn minh. 
81 (CS 18) Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng – Thói quen tự phục vụ để giữ vệ sinh cá nhân.– Giữ đầu tóc, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. 
82(CS 29) Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân – Sở thích, khả năng của bản thân.– Chủ động và độc lập trong một số hoạt động. 
83 (CS 30) Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân – Mạnh dạn bày tỏ ý kiến sở thích của bản thân.– Đề xuất trò chơi và hoạt động.– Biết thuyết phục bạn về đề xuất của mình.

 

84(CS 31) Cố gắng thực hiện công việc đến cùng – Tự tin khi thực hiện công việc được giao.– Biết trách hiệm bản thân trong lớp học.– Hoàn thành công việc được giao.

 

85(CS 33) Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày – Tự giác thực hiện công việc mà không chờ sự nhắc nhở hay hỗ trợ của người khác như: Tự cất đồ chơi sau khi chơi, tự giác đi rửa tay.
86 (CS 34) Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân – Nói được điều trẻ thích, không thích, làm được, không làm được.– Tự tin khi tham gia thảo luận cùng cô và các bạn. 
87(CS 35) Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác – Nhận biết và nói được các trạng thái cảm xúc của người khác qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua tranh ảnh, phim hình…
88(CS 36) Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt – Nhận biết và thể hiện cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tưc giận) với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, cô giáo…)– Tình cảm yêu thương và kính yêu Bác Hồ.– Thể hiện tình cảm đối với các con vật.

– Thể hiện tình cảm với thiên nhiên.

– Cảnh đẹp của quê em.

 

89(CS 37) Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè; – Nhận biết tâm trạng của người thân, bạn bè.– Biết quan tâm chia sẻ, an ủi bạn bè, người thân bằng cử chỉ, lời nói phù hợp với tâm trạng (vui, buồn) của họ. 
90 (CS 39) Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc – Nhận biết cây cối, con vật cần được chăm sóc và bảo vệ để lớn lên và phát triển– Biết thể hiện tình cảm với các con vật. Cho con vật quen thuộc, ăn uống, vuốt ve, âu yếm…– Thể hiện tình cảm với thiên nhiên, thích được tham gia chăm sóc cây cối như: nhặt lá úa, nhổ cỏ, lau lá cây…

 

91(CS 40) Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh – Biết điều chỉnh hành vi của bản thân phù hợp với tình huống, hoàn cảnh.– Biết thể hiện cảm xúc của bản thân phù hợp với tình huống, hoàn cảnh.
92(CS 41) Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích – Biết trấn tĩnh, hạn chế cảm xúc tiêu cực như: la hét, gào khóc, ném đồ chơi…khi được người khác an ủi, chia sẻ và giải thích.– Biết sử dụng lời nói để diễn tả cảm xúc của bản thân khi giao tiếp với bạn bè và người thân.– Biết an ủi và chung vui với người thân và gia đình.

 

93(CS 42) Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi; – Biết tạo sự thân thiện trong quá trình tham gia chơi tập thể.– Nhanh chóng nhập cuộc để cùng chơi với các bạn.– Biết chia sẻ, giúp đỡ, phối hợp với bạn trong quá trình chơi.

 

94(CS 43) Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi – Mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.– Chủ động bắt chuyện và trả lời các câu hỏi trong giao tiếp. 
95(CS 44) Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi; – Chơi thân thiện với bạn, chia sẻ với bạn những cảm xúc vui buồn của bản thân.– Biết lắng nghe ý kiến. Trao đổi, hướng dẫn và chia sẻ đồ dùng với bạn trong hoạt động cùng nhóm.
96(CS 45) Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn – Biết chủ động giúp đỡ khi thấy bạn, người khác gặp khó khan.– Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn.
97(CS 46) Có nhóm bạn chơi thường xuyên – Thích chơi cùng với các bạn, cử chỉ thân mật, tôn trọng và hợp tác.– Quan tâm chia sẻ và nhường nhịn bạn khi chơi. 
98 (CS 47) Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động – Có ý thức chờ đến lượt mình, không chen lấn xô đẩy bạn.– Rèn luyện tính kiên trì. Tuân thủ theo nội quy quy định của lớp học.– Nề nếp thói quen trong học tập, sinh hoạt.

 

99 (CS 48) Lắng nghe ý kiến của người khác – Biết lắng nghe khi người khác nói, kể chuyện.– Mạnh dạn tự tin chia sẻ suy nghĩ, chờ đến lượt trao đổi, bổ sung ý kiến với bạn khi giao tiếp.– Chấp nhận sự khác nhau giữa các ý kiến và cùng nhau thống nhất để thực hiện.

 

100(CS 49) Trao đổi ý kiến của mình với các bạn – Trẻ tự tin, thân thiện và cởi mở với các bạn.– Vui vẻ trình bày ý kiến và cùng thảo luận với các bạn trong các hoạt động, trong nhóm chơi. 
101(CS 50) Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè – Chơi với bạn vui vẻ, không đánh bạn, biết giúp đỡ bạn.– Có cách ứng xử, giải quyết vấn đề khi trong nhóm chơi gặp mâu thuẫn. 
102(CS 51) Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn – Vui vẻ, chấp nhận và hợp tác.– Thái độ chấp hành nhiệm vụ một các vui vẻ và sẵn sàng.
103(CS 52) Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác – Chủ động, độc lập trong một số hoạt động.– Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi) 
104(CS 53) Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác; – Trẻ biết chấp nhận một số quy tắc, quy định ở lớp, gia đình, nơi công cộng.– Cách giao tiếp ứng xử có văn hóa với mọi người.– Biết giải thích được hành vi của mình hoặc của người khác sẽ có ảnh hưởng gì đến lớp, bạn và mọi người.

 

105(CS 54) Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn – Rèn luyện thói quen, hành vi, cử chỉ lễ phép, lịch sự.– Thói quen xưng hô thân mật với bạn, lễ phép với người lớn. 
106(CS 55) Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết – Mạnh dạn nhờ sự giúp đỡ của cô và các bạn khi cần thiết.– mạn dạn tự tin bày tỏ ý kiến. 
107(CS 56) Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường – Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng”, “sai”, “tốt”, “xấu”.– Nhận ra 3-5 hành vi đúng sai của con người đối với môi trường như: vứt rác bừa bãi, bẻ cây…– Tiết kiệm điện nước trong gia đình và lớp học.

 

108(CS 57) Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày – Thói quen bỏ rác vào thùng, cất dọn đò dùng đồ chơi ngăn nắp, tham gia quét dọn vệ sinh lớp.– Tiết kiệm điện nước.– Chăm sóc cây xanh trong lớp.

 

109(CS 58) Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân; – Nhận biết khả năng. Sở thích của người thân, bạn bè.– Nói được khả năng và sở thích của người thân. 
110(CS 59) Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình – Điểm giống và khác nhau giữa bé và bạn (về giới tính, vóc dáng, màu da…)– Sở thích, khả năng, năng khiếu của bản thân.– Vị trí và trách nhiệm của bé trong gia đình.

– Vị trí và trách nhiệm của bé ở lớp, ở trường)

 

111(CS 60) Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn – Biết tôn trọng mọi người, có ý thức chấp nhận sự công bằng trong nhóm bạn.– Mạnh dạn nhận xét và có ý kiến về sự công bằng giữa các bạn. 

 

PHÁT TRIỂN THẨM MĨ 112(CS 6) Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ – Cách cầm bút, tư thế ngồi.– Tô màu trên hình rỗng đã vẽ sẵn.– Vẽ và tô màu theo mẫu, theo đề tài, theo ý thích.
113(CS 7) Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản – Cắt theo đường thẳng, đường cong.– Cắt rời các hình trên tạp chí, họa báo, trên hình vẽ sẵn theo yêu cầu, theo ý thích của trẻ. 
114(CS 8) Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn – Dán hình theo ý thích.– Dán hình vào vị trí quy định. Không bị nhăn.– Dán hình trang trí bức tranh.
115(CS 32) Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc – Khoe với người khác về công việc mình đã hoàn thành.– Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc và mong muốn người khác khen ngợi.
116(CS 38) Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp – Thể hiện thái độ, tình cảm khi ngắm nhìn vẻ đẹp trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, đồ dùng, đồ chơi.– Nhận ra cái đẹp trong nghệ thuật như: Tạo hình, âm nhạc. 
117(CS 87) Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân – Dùng các biểu tượng, hình mẫu, ký tự khác nhau để thể hiện cảm xúc, nhu cầu của mình.– Vẽ những ký hiệu theo ý thích.– Nói ý tưởng và đặt tên sản phẩm tạo hình của mình.

 

118(CS 99) Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc – Hát, vận động, nghe các thể loại nhạc, nhạc cụ khác nhau (Nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển)– Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm, tha thiết) của một số bài hát, bản nhạc phù hợp lứa tuổi.
8 (CS 100) Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em – Hát, vận động các bài hát phù hợp lứa tuổi và các chủ đề trong năm học.– Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
119(CS 101) Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc – Hát và vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc.– Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp) 
120(CS 102) Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản – Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra sản phẩm.– Phối hợp các kỹ năng vẽ, nặn, cắt dán, xếp hình để tạo ra sảm phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục. 
121 (CS 103) Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình – Vẽ, xé dán, nặn một số sản phẩm tạo hình theo đề tài, theo ý thích.– Nói lên ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình. 
122(CS 119) Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau – Vận động minh họa sáng tạo một số bài hát.– Đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn)– Tạo âm thanh, nhạc cụ, tiếng gió, tiếng suối chảy..)

 

 

 

C/ PHẦN III: CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ CỦA NĂM HỌC  

  1. KHỐI CHỒI:
TT CHỦ ĐỀ TÊN CHỦ ĐỀ SỐ TUẦN THỜI GIAN THỰC HIỆN
SỐ TUẦN TRONG CHỦ ĐỀ SỐ TUẦN TRONG NĂM HỌC
1 TRƯỜNG LỚP MẦM NON CỦA BÉ( Ngày hội đến trường

Ngày tết Trung thu)

 

4 1 

2

 

3

 

4

 

Từ ngày 5/9 đến 30/9/2016-Tuần 1: Cô giáo và bạn của bé              Từ ngày 5-9/9

-Tuần 2: Lớp Chồi (1,2) của bé

              Từ ngày 12-16/9

-Tuần 3: Trường  MG Hoa Anh Đào của bé

               Từ ngày 19-23/9

– Tuần 4: Các hoạt động của người lớn trong trường MG            

               Từ ngày 26-30/9

2 BẢN THÂN CỦA BÉ 5 5 

6

 

7

 

8

 

9

 

 

Từ ngày 3/10 đến 04/11/2016-Tuần 1: Tôi là ai.              Từ ngày 03-07/10

-Tuần 2: Cơ thể tôi.

              Từ ngày 10-14/10

-Tuần 3: Các giác quan của tôi

              Từ ngày 17-21/10

-Tuần 4: Tôi cần được chăm sóc, bảo vệ           

               Từ ngày 24-28/10

-Tuần 5: Tôi cần được yêu thương.

               Từ ngày 31/10-04/11

 

3 GIA ĐÌNH CỦA BÉ(Ngày tết của cô giáo) 

 

5 10 

11

 

12

 

13

 

14

 

Từ ngày : 07/11 đến 09/12/2016-Tuần 1: Gia đình của bé.              Từ ngày 07-11/11

-Tuần 2: Gia đình là nơi vui vẻ hạnh phúc

              Từ ngày 14-18/11 (Tết Cô giáo 20/11)

-Tuần 3: Nhu cầu của gia đình              

              Từ ngày 21-25/11

-Tuần 4: Đồ dùng của gia đình.

              Từ ngày 28/11-02/12

-Tuần 5: Đồ dùng cá nhân của bé.

              Từ ngày 05-09/12

4 THẾ GIỚI THỰC VẬT  4 15 

16

 

17

 

18

 

Từ ngày 12/12 /2016 đến 06/01/2017-Tuần 1: Cây xanh              Từ ngày 12-16/12

-Tuần 2: Một số loại hoa

              Từ ngày 19-23/12 (Tết CBĐ, Lễ Noel)

-Tuần 3: Một số loại quả

              Từ ngày 26-30/12

-Tuần 4: Một số loại rau củ

              Từ ngày 02-06/01/2017)        

5 TẾT VÀ MÙA XUÂN( Tết Nguyên Đán )  2 19 

 

    20

 

 

Từ ngày 09/01 đến 20/01/2017– Tuần 1: Một số phong tục tập quán ngày tết cổ truyền.              Từ ngày 09-13/01

-Tuần 2: Thời tiết mùa xuân, các lễ hội mùa xuân.

              Từ ngày 16-20/01

 

6 AN TOÀN GIAO THÔNG  2 21 

22

 

Từ  ngày 13/02 đến 24/02/2017– Tuần 1: Một số PTGT               Từ ngày 13-17/02

– Tuần 2: Một số luật giao thông.

               Từ ngày 20-24/02

7   THẾ GIỚI

ĐỘNG VẬT

 

 (Tết của bà, mẹ và cô)

 

 

 

4 23 

24

 

25

 

26

 

27

 

 

Từ ngày 27/02 đến 31/3/2017-Tuần 1: Một số con vật gần gũi              Từ ngày 27/02-03/3

-Tuần 2: Một số con vật sống trong rừng

              Từ ngày 06-10/3

-Tuần 3: Một số loài chim

              Từ ngày 13-17/3 

-Tuần 4: Một số động vật sống dưới nước.

              Từ ngày 20-24/3

– Tuần 5: Một số côn trùng.

               Từ ngày 27-31/3

8 NƯỚC VÀ CÁC  HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN  4 28 

 

29

 

Từ ngày :  03/4 đến 14/4/2017   -Tuần 1: Nước: Các nguồn nước, công dụng của nước.              Từ ngày 03-07/4

-Tuần 2: Một số hiện tượng thiên nhiên, bốn mùa trong  năm              

              Từ ngày 10-14/4

9 NGÀNH NGHỀ QUEN THUỘC  4 30 

31

 

32

 

33

Từ ngày :  17/4 đến 12/5/2017-Tuần 1: Một số nghề quen thuộc ở địa phương.                 Từ ngày 17-21/4

-Tuần 2: Cô giáo, bác sĩ, y tá.

               Từ ngày 24-28/4

-Tuần 3: Cô thợ may, cô bán hàng

               Từ ngày 01-05/5

-Tuần 4: Bác thợ xây, thợ mộc… Từ ngày 08-12/5

 

10 BÁC HỒ VỚI CÁC CHÁU TNNĐ (Mừng sinh nhậtBác Hồ;

Ngày QTTN 1/6

lễ tổng kết năm học)

2 34 

35

Từ ngày : 15/5 đến 26/5/2017-Tuần 1: Mừng sinh nhật Bác Hồ               Từ ngày 15-19/5

– Tuần 2: Bác Hồ với các cháu thiếu niên nhi đồng.

               Từ ngày 22-26/5

 

  1. KHỐI LÁ
TT CHỦ ĐỀ TÊN CHỦ ĐỀ SỐ TUẦN THỜI GIAN THỰC HIỆN
SỐ TUẦN TRONG CHỦ ĐỀ SỐ TUẦN TRONG NĂM HỌC
1 TRƯỜNG LỚP MẦM NON CỦA BÉ( ngày khai giảng,

ngày tết Trung thu)

2 1 

2

 

 

Từ ngày 5/9 đến 16/9/2016-Tuần 1: Lớp Lá 1(2…) của bé; Trường MG HAĐ của bé              Từ ngày 5-9/9

-Tuần 2: Công việc của người lớn trong trường mẫu giáo

              Từ ngày 12-16/9 (tết Trung thu)

2 BẢN THÂN CỦA BÉ 2 3 

 

4

 

Từ ngày 19/9 đến 30/9/2016-Tuần 1: Tôi là ai – khả năng và sở thích của tôi.              Từ ngày 19-23/9

-Tuần 2: Cơ thể tôi, các bộ phận trong cơ thể tôi

               Từ ngày 26/9-30/9

3 GIA ĐÌNH CỦA BÉ   3 5 

 

6

 

7

 

Từ ngày : 03/10 đến 21/10/2016-Tuần 1: Gia đình của bé.               Từ ngày 03-07/10

-Tuần 2: Ngôi nhà thân yêu của bé. Đồ dùng trong gia đình.             

              Từ ngày 10-14/10

-Tuần 3: Nhu cầu của gia đình (Ngày 20/10)

              Từ ngày 17-21/10

4  THẾ GIỚI THỰC VẬT

(Ngày NGVN)

 

4 8 

 

9

 

10

 

11

 

Từ  ngày 24/10 đến 18/11/2016-Tuần 1: Cây xanh và môi trường sống của cây.               Từ ngày 24-28/10

-Tuần 2: Một số loại hoa

              Từ ngày 31/10-04/11

-Tuần 3: Một số loài cây lương thực

              Từ ngày 07-11/11

-Tuần 4: Cây làm thuốc  (Ngày 20/11)

             Từ ngày 14-18/11

5 MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ QUEN THUỘC(Tết của các chú Bộ đội 22/12) 

 

5 12 

13

 

14

 

15

 

16

Từ ngày 21/11 đấn 23/12/2016-Tuần 1: Một số nghề truyền thống ở địa phương.                           Từ ngày 21-25/11

-Tuần 2: Các ngành nghề sản xuất.

              Từ ngày 28/11-02/12

-Tuần 3: Ngành nghề dịch vụ.

              Từ ngày 05-09/12

-Tuần 4: Buôn bán, một số nghề khác.

               Từ ngày 12-16/12

-Tuần 5: Chú bộ đội – chú công an. (Từ ngày 19-23/12)  

6 CÁC  HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊNTẾT VÀ MÙA XUÂN  4 17 

 

18

 

19

 

20

 

Từ ngày 26/12/2016 đến 20/01/2017-Tuần 1:  Nước và một số hiện tượng thiên nhiên.              Từ ngày 26-30/12/2016

-Tuần 2:  Bốn mùa trong năm.                

              Từ ngày 02-06/01/2017

-Tuần 3:  Một số phong tục tập quán ngày tết cổ truyền.

              Từ ngày 09-13/01

-Tuần 4:  Một số món ăn ngày tết- cách giữ gìn sức khỏe trong ngày tết.              

               Từ ngày 16-20/01

7 AN TOÀN GIAO THÔNG 2 21 

22

 

Từ ngày :  13/02 đến 24/02/2017-Tuần 1: Một số PTGT              Từ ngày 13-17/02

-Tuần 2: Một số luật giao thông.             

              Từ ngày 20-24/02  

8 THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT(Mừng ngày QTPN)

 

6 23 

24

 

 

25

 

26

 

27

 

28

 

Từ ngày 27/02 đến 07/4/2017-Tuần 1: Gia cầm, gia súc.               Từ ngày 27/02-03/03

-Tuần 2 Một số con vật sống trong rừng (Ngày QTPN)

               Từ ngày 06-10/3

-Tuần 3: Một số động vật sống dưới  nước        

              Từ ngày 13-17/3

-Tuần 4: Một số loại côn trùng

              Từ ngày 20-24/3

-Tuần 5: Một số loại chim

              Từ ngày 27-31/3

-Tuần 6: Mối quan hệ giữa một số động vật và môi trường sống của chúng.

               Từ ngày 03-07/4

9 QUÊ HƯƠNG  THỦ ĐÔ BÁC HỒMỪNG SN BÁC HỒ  5 29         

30

 

31

 

 

32

 

33

 

Từ ngày : 10/4 đến 12/5/2017-Tuần 1: Quê hương, làng xóm của bé               Từ ngày 10-14/4

-Tuần 2: Thủ đô Hà nội

               Từ ngày 17-21/4

-Tuần 3: Bác Hồ kính yêu

               Từ ngày 24-28/4 (ngày GPMN 30/4)

-Tuần 4: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi

               Từ ngày 01-05/5

-Tuần 5: Mừng sinh nhật Bác Hồ

               Từ ngày 08-12/5

10 TRƯỜNG TIỂU HỌC(Ngày QTTN 1/6 – lễ tổng kết năm học) 2 34 

35

Từ ngày : 15/5 đến 26/5/2017-Tuần 1: Trường Tiểu học Lạc An               Từ ngày 15-20/5 (SNBH 19/5)

– Tuần 2: Đồ dùng học tập của học sinh

                lớp 1  

                Từ ngày 22-26/5

 

 

                                                             

                                                                                                                                                                                                                                                                                     

D/ PHẦN IV: Chế độ sinh hoạt

  1. Khối Chồi

 

THỜI GIAN NỘI DUNG
6h30- 7h00  Đón trẻ – Điểm danh
7h00–7h20 Thể dục sáng
7h20-8h00 Ăn sáng
8h00-8h40 Hoạt động ngoài trời
8h40-9h10 Hoạt động chung
9h10-10h15 Hoạt động vui chơi
10h15-11h30 Ăn trưa
11h30-14h00 Ngủ trưa
14h00-14h30 Trẻ thức dậy – vệ sinh – vận động nhẹ
14h30-15h00 Sinh hoạt tập thểÔn luyện các kỹ năngTạo hình ngoài tiết học (chiều thứ năm)
15h00-15h40 Ăn xế
15h40-16h10 Chơi trò chơi dân gianNghe, hát dân caĐọc đồng dao, ca dao
16h10 – 16h30 Vệ sinh – nêu gương – trả trẻ

 

  1. Khối Lá:

 

THỜI GIAN NỘI DUNG
6h30 – 6h50 Đón trẻ – Điểm danh
6h50 – 7h15  Thể dục sáng
7h15 – 8h00 Ăn sáng
8h00 –8h50 Hoạt động ngoài trời
8h50 – 9h30 Hoạt động chung
9h30 –10h20 Hoạt động vui chơi
10h20 – 11h30 Ăn bữa chính
11h30 –14h00 Ngủ
14h00 –14h15 Vệ sinh – Vận động nhẹ
14h15– 15h00 Ôn luyện các kỹ năngHướng dẫn trò chơi mới – sinh hoạt tập thể

BTLNT (Chiều thứ tư cuối chủ đề)

THNTH (Chiều thứ năm)

 

15h00 –15h40 Ăn xế
15h40 –16h10 Chơi trò chơi dân gianNghe, hát dân caĐọc đồng dao, ca dao

 

16h10 –16h30 Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ

 

            Trên đây là kế hoạch giáo dục năm học 2016 – 2017 của trường Mẫu giáo Hoa Anh Đào./.

 

Nơi nhận:                                                                        PHÓ HIỆU TRƯỞNG

– Phòng GD&ĐT

– HT.

– Các TKT-GV

– Lưu VP.