SKKN: Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong giờ hoạt động góc

Tháng Ba 23, 2017 10:26 sáng

Đề tài: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi

(Người viết: Đỗ Thị Oanh Oanh)

MỤC LỤC

A.PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………..Trang 2-3

I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………Trang 2                                                                    

  1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊ…………………Trang 2

III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI……………………………………..Trang 2-3

  1. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGH……………Trang 3
  2. NỘI DUNG……………………………………………………..Trang 3-12
  3. CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………………………….Trang 4-5
  4. Giao tiếp là gì? …………………………………………………..Trang 3-4
  5. Hoạt động góc là gì?…………………………………………….Trang 4
  6. Tầm quan trọng của giao tiếp trong giờ hoạt động góc……Trang 4
  7. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ……………………………..Trang 4-5

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN……………………………………………………………Trang 5-11

  1. Biện pháp khảo sát khả năng giao tiếp của trẻ……………………………..Trang 5-6
  2. Biện pháp xây dựng các góc chơi và cách tổ chức góc …….Trang 6-8
  3. Cách giao tiếp của cô với trẻ và cách hướng dẫn trẻ giao tiếp ……………Trang 8-9
  4. Công tác phối kết hợp……………………………………………………………..Trang 9-10
  5. 5. Công tác tự học, rèn luyện…………………………….Trang 10-11
  6. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………Trang 11-12
  7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………….Trang 12-13
  8. KẾT LUẬN………………………………….Trang 12
  9. BÀI HỌC KINH NGHI………………………………Trang 12

III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG…………………………………………Trang 12

  1. IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ……………………………Trang 12-13
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….Trang 14
  3. PHỤ LỤC………………………………………………………..Trang 15-16
  1. PHẦN MỞ ĐẦU
  2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

– Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày. Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo mà chúng ta phải rèn luyện, phải giao tiếp thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.

– Giao tiếp được coi như là sự tác động qua lại giữa mọi người nhằm phối hợp và liên kết các nỗ lực của họ để thiết lập các mối quan hệ và đạt được kết quả chung (M.I.Lixina). Có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Trẻ mầm non giao tiếp với nhau qua hoạt động vui chơi là chính. Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết không thể tách ra được chính trò chơi đã giúp cho sự phát triển của trẻ toàn diện, kích thích tính tích cực của trẻ thơ, như P.G. xamarukova trong cuốn “trò chơi trẻ em”- Sở giáo dục- Tp.HCM, 1986 có viết: “Trong trò chơi, tư duy và óc tưởng tượng của trẻ làm việc rất tích cực và đặc điểm chuyên biệt của trò chơi là người chơi mang đầy tính tình cảm và xúc động mạnh”. Thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ. Hoạt động chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.

– Trong quá trình chơi giáo viên đóng vai trò rất quan trọng: là người trung gian kích thích trẻ giao tiếp và cùng trẻ nhập vào cuộc chơi, qua đó uốn nắn kịp thời kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

– Hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp chính là đang góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ, mà hình thành nhân cách cho trẻ thì không thể bỏ qua hoạt động vui chơi. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong giờ hoạt động góc cho trẻ lớp lá 2 trường mẫu giáo Hoa Anh  Đào làm bài sáng kiến kinh nghiệm

  1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

– Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp Lá 2 trường MG Hoa Anh Đào xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương trong giờ hoạt động góc.

III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

– Hoạt động góc thật sự là môi trường có nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp và đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, kỹ năng giao tiếp của trẻ cần hoàn thiện hơn đề chuẩn bị cho môi trường mới đó là trường tiểu học, vì thế tôi muốn tìm ra một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động góc giúp cháu dễ dàng giao tiếp tốt và tiếp thu những kiến thức ở trường phổ thông.

  1. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

– Qua hoạt động góc giúp trẻ phát triển về mọi mặt, và phương tiện của sự phát triển đó cũng được bắt đầu từ giao tiếp của trẻ. Giao tiếp không chưa đủ trẻ cần phải có kỹ năng trong giao tiếp, như thế mới phản ánh được các mặt phát triển của trẻ. Nội dung sáng kiến của tôi không quá khó mà lại rất cần thiết cho trẻ, sẽ giúp trẻ sở hữu được kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống hiện tại và tương lai sau này, trước hết kỹ năng giao tiếp sẽ giúp giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ có mối quan hệ gần gũi và thuận lợi cho chính việc học tập của trẻ, giảng dạy của cô. Cũng như giúp trẻ thoả mãn từng ngày đến lớp, giúp cô đạt được kết quả mong muốn của kế hoạch giảng dạy.

  1. NỘI DUNG
  2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
  3. Giao tiếp là gì?

– Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

– Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.

– Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.

– Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.

– Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.

– Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân.

– Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người.

– Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.

– Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.

– Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau.

  1. Hoạt động góc là gì?

– Hoạt động góc là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non mà trẻ sử dụng ngôn ngữ nhiều nhất. Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ chức, hướng dẫn giúp trẻ thỏa mãn những nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Vì vậy việc tổ chức tốt động góc giúp trẻ học được rất nhiều điều, trẻ phản ánh những gì mình quan sát được ở thế giới xung quanh, qua đó kích thích sự giao tiếp của trẻ.

  1. Tầm quan trọng của giao tiếp trong giờ hoạt động góc

– Cần phải tổ chức tốt các hoạt động góc vì hoạt động vui chơi này trẻ học được rất nhiều điều, trẻ được phản ánh về thế giới xung quanh, qua đó kích thích sự giao tiếp.

– Cô đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chơi của trẻ: là người trung gian kích thích trẻ giao tiếp và cùng trẻ nhập vào cuộc chơi, qua đó uốn nắn kịp thời kỹ năng giao tiếp của trẻ.

– Việc trang trí các góc chơi, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện, vật liệu, đồ dùng đồ chơi sáng tạo tại các góc đóng vai trò không nhỏ trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

– Trong quá trình chơi trẻ học trẻ được học một cách tích cực, biết chủ động tạo ra tình huống trong quá trình chơi, trẻ sử dụng vốn từ của mình để giao tiếp với bạn, trẻ sẽ bắt chước những lời nói và việc làm cụ thể của người lớn thông qua trò chơi ở góc phân vai sẽ tái hiện lại qua hành động của trẻ. Trẻ sẽ học được kỹ năng giao tiếp với người xung quanh

– Khi trẻ tham gia chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi tư tưởng thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn khác hiểu và hiểu lời bạn khác nói qua đó ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp được phát triển

– Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách cho trẻ, là sự chuẩn bị cần thiết cho trẻ vào học trường tiểu học

  1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

– Có rất nhiều học sinh vốn ngôn ngữ còn hạn hẹp, kỹ năng nghe hiểu, sử dụng ngôn từ còn hạn chế

– Trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp, trẻ còn nói ngọng, do trẻ còn rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp. Tuổi mẫu giáo trẻ còn nhỏ, việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ là một vấn đề không hề dễ dàng, không thể thực hiện trong thời gian nhất định mà phải rèn luyện lâu dài, hàng ngày.

– Có một số góc chơi thường xuyên tập trung quá nhiều trẻ tham gia nên khó khăn cho việc tổ chức và điều hành của cô.

– Có những cháu quá hiếu động nên trong quá trình chơi có ảnh hưởng chưa tích cực dến tiến trình hoạt động.

– Bên cạnh đó, đa số phụ huynh chưa thật sự quan tâm tới việc con mình nghĩ gì, nói gì? Chỉ quan tâm tới một phần lễ giáo khi con nói chuyện “thưa”, “dạ” là được rồi, chưa tham gia trò chuyện để luyện cho con cách phát âm, nói cho đủ câu, sử dụng ngôn từ cho phù hợp.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Từ những thực trạng trên, tôi đã đề ra một số biện pháp để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ.

  1. Biện pháp khảo sát khả năng giao tiếp của trẻ.

– Để biết được khả năng giao tiếp của trẻ lớp lá 2 ở mức độ như thế nào trước tiên tôi quan sát trẻ trò chuyện với nhau và tôi cùng tham gia trò chuyện với trẻ để xem khả năng phát âm, khả năng nghe- hiểu, cách sử dụng ngôn từ và mức độ trò chuyện ở góc chơi của trẻ như thế nào, sau đó tôi xây dựng kế hoạch hoạch khảo sát khả năng giao tiếp của trẻ bằng cách: Xây dựng hệ thống câu hỏi để trò chuyện cùng trẻ, quan sát trẻ khi giao tiếp, nhận xét và đánh giá khả năng nghe- hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn từ, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể và khả năng trao đổi của trẻ.

– Khi tôi quan sát trẻ trò chuyện với nhau ở góc nghệ thuật, cuộc trò chuyện giữa hai bạn khi chơi:

Nam: Bạn ơi, cho tôi mượn cái kéo.

Hoàng: Ừ (Gật đầu)

Qua cách giao tiếp của hai trẻ thì thấy trẻ có sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

– Ở góc phân vai, Xuân Yến vai cô giáo hướng dẫn các bạn học sinh múa, các bạn đã làm đúng theo lời hướng dẫn của cô, chứng tỏ trẻ đã biết lắng nghe và hiểu lời nói của bạn.

– Giáo viên cần đánh giá trẻ liên tục trong khi quan sát trẻ chơi để làm được khả năng giao tiếp hiện tại của trẻ bằng cách đặt câu hỏi.

– Trẻ đang thích thú, giận giữ, ghen tức hay sợ hãi?

– Trẻ có sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả không?

– Các ý tưởng của cuộc chơi có phong phú không?

– Trẻ giải quyết vấn đề có tốt không?

– Trẻ thu nhận được những khái niệm nào khi chơi?

– Trẻ có tìm ra những điều diễn tả mới không? (cử chỉ, lời nói, điệu bộ)

– Những trẻ nhút nhát có tìm ra được cách nhập vào cuộc chơi đóng kịch không?

– Những trẻ quá hiếu động có chia sẻ ý tưởng và hợp tác trong khi chơi không?

  1. Biện pháp xây dựng các góc chơi và cách tổ chức góc chơi.

Như chúng ta đã biết qua từng chủ đề khác nhau trẻ sẽ được học, được khắc

sâu những kiến thức, vốn sống khác nhau. Các góc chơi sẽ củng cố kiến thức, kỹ năng chơi cho trẻ, tạo góc chơi phải phù hợp với nhu cầu chơi của trẻ: Trẻ muốn chơi gì, sức chơi và khả năng chơi của trẻ như thế nào? Vì thế cần phải xây dựng các góc chơi phù hợp với từng chủ đề và cách tổ chức góc chơi đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ.

– Qua các chủ đề giáo viên cần trang trí các góc nổi bật về chủ đề đó lên, như thế sẽ khích thích thị giác của trẻ, nhìn vào các góc sẽ tạo cho trẻ biết được mình đang học chủ đề gì và đó cũng tạo nội dung trò chuyện của trẻ với nhau khắc sâu kiến thức về chủ đề đó. Đồ chơi các góc sẽ cung cấp cho trẻ nội dung chơi, cách chơi.

 * Ví dụ:

– Góc xây dựng trong chủ đề gia đình, đồ chơi có ngôi nhà, vườn rau, cây ăn trái,… những đồ chơi mang hình ảnh liên quan tới gia đình sẽ giúp trẻ có vật liệu để “xây” theo ý thích và qua đó cũng là môi trường cho trẻ trò chuyện về ngôi nhà của trẻ đang xây,…

– Trẻ học tới chủ đề giao thông thì giáo viên phải xây dựng các góc nổi bật lên những gì liên quan tời giao thông, ví dụ như: Góc xây dựng: Có cột đèn xanh đèn đỏ, có biển báo chỉ đường, các loại xe tham gia giao thông,… Góc nghệ thuật: Chuẩn bị những nguyên vật liệu cho trẻ làm xe, làm thuyền, các tranh ảnh của phương tiện giao thông,…

Nhà tâm lý học Lêônchiep khẳng định: Hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo rất tích chơi trò chơi xây dựng, gia đình, chơi trong góc tạo hình, khám phá,… giáo viên cần suy xét để nhận thấ các điểm mạnh của một số đông trẻ trong lớp, hứng thú, sở thích của trẻ, xu hướng văn hoá của các gia đình,… để chuẩn bị góc chơi, trò chơi.

– Trong quá trình lựa chọn, bố trí góc chơi, cần có sự điều chỉnh phù hợp và hỗ trợ kịp thời để đáp ứng nhu cầu, khả năng của cá nhân trẻ, của các nhóm trẻ.

Khi tổ chức góc chơi giáo viên phải để trẻ được tự do trong việc: Lựa chọn trò chơi, triển khai chơi theo cách của mình, tự nguyện chọn bạn chơi, quyết định chọn bạn chơi. Và đảm bảo tính phát triển, tính giáo dục cho trẻ. Phát triển về: nội dung chơi, kỹ năng chơi, khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi, khả năng giải quyết các vấn đề khi chơi.

– Các góc chơi được trang bị đầy đủ đồ chơi và trẻ chơi các trò chơi theo ý thích nhưng bên cạnh đó việc bố trí góc chơi cũng rất quan trọng. Góc ồn ào như góc xây dựng, góc gia đình thì bố trí xa góc thư viện, góc học tập. Các góc có khoảng cách nhất định có ranh giới (đơn giản là qua một cái lối đi, hay được ngăn bởi các kệ đồ chơi).

+ Góc âm nhạc trẻ sẽ được rèn luyện kỹ năng nghe – hiểu, mạnh dạn, tự tin biểu diễn các tiết mục văn nghệ. Trẻ sẽ được nghe và cảm nhận các giai điệu nhịp nhàng, vui tươi, sôi động và các làn điệu dân ca khác nhau. Cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ âm nhạc cho trẻ như: Nơ đeo tay, mũ đội, đàn, phách, trống, micro,… với các đồ dùng hấp dẫn, đẹp mắt sẽ khích thích hưng phấn giúp trẻ tích cực tham gia chơi góc này.

Giáo viên cần lưu ý tới âm thanh của góc âm nhạc sắp xếp góc xa các góc yên tĩnh, để trẻ được thoải mái biểu diễn, ca hát.

+ Góc học tập, thư viện:  Trẻ sẽ có ý thức trong việc nhẹ nhàng trao đổi, nói nhỏ nhẹ không làm ảnh hưởng tới bạn. Cô phải sắp xếp góc chơi yên tĩnh, có đủ ánh sáng, tranh truyện đầy đủ, phong phú hình ảnh màu sắc hài hoà thẩm mỹ, nội dung phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Cô khéo léo mượn hình ảnh nhân vật thứ 3 trò chuyện với trẻ, ví dụ như: Bạn ơi, Thỏ Bông chưa biết cách lật sách, cách đọc sách như thế nào hãy chỉ cho Thỏ Bông với.

+ Góc xây dựng: Là góc được trao đổi nhiều, góc động vì thế sắp xếp góc chơi xa góc tĩnh, khi trẻ lúng túng trong sắp xếp khu vực xây lúc này cô nhập vai chơi gợi ý cho trẻ cách chơi, ví dụ: Bác thợ xây ơi, theo tôi thì bác nên xây khu vui chơi chỗ này, bác thấy thế nào? Cô phải tôn trọng ý tưởng chơi của trẻ, không áp đặt cách chơi, ý tưởng chơi của trẻ.

+ Góc thiên nhiên- khám phá: Nên bố trí chơi ngoài trời, chuẩn bị đầy đủ và phong phú đồ chơi cho trẻ được trải nghiệm và khám phá (nam châm, ống nhòm, gương, máng tre, rổ rá, chai nhựa,…), tạo ra các mô đất, hố cát, các lối đi có bề mặt khác nhau như rải sỏi, đất nện,… lối đi rộng, hẹp, cao,.. Khi trẻ khám phá cho trẻ trực tiếp thực hiện và gợi ý cho trẻ dự đoán kết quả giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và tưởng tượng. Đặt những câu hỏi để trẻ vừa làm vừa diễn dải được những việc mình đang làm và chuẩn bị làm.

+ Góc chơi phân vai: Cho trẻ tự bàn bạc và thoả thuận với nhau về trò chơi, số lượng người tham gia, vai chơi. Việc tự phân vai chơi giúp trẻ biết vai chơi của mình và của bạn, nhiệm vụ của vai chơi, phát triển kỹ năng giao tiếp, tình cảm xã hội cho trẻ. Khi tham gia trò chơi phải giúp trẻ mở rộng trò chơi theo hướng trải nghiệm với các hoạt động của trẻ, trong quá trình chơi chủ yếu đóng vai trò người quan sát. Khi chơi trẻ được trải nghiệm cùng nhau, cùng nhau nhập vai chơi khi đó sẽ tạo ra vô vàn tình huống trẻ có thể giao tiếp, chia sẻ tâm tư tình cảm, giải quyết tình huống thật và “giả”, giả ở đây là trẻ tự hoá vai tưởng tượng ra các câu chuyện (như trẻ đóng vai con, đi học về giả vờ khóc để được mẹ dỗ dành, cho kẹo ăn,…). Người bán hàng luôn phải tươi cười, niềm nở với khách hàng, giới thiệu các mặt hàng, cách nhận tiền trả tiền cho khách. Bác sĩ ân cần hỏi han bệnh tình của bệnh nhân, nhẹ nhàng khám bệnh với các em nhỏ.

– Qua cách xây dựng bố trí góc chơi và cách tổ chức cho trẻ chơi một cách khoa học, cả cô và trò lớp lá 2 chúng tôi đã được vui chơi, giao tiếp thoải mái với nhau, tạo được sự tự tin, sữ thoải mái trong giao tiếp, biết dùng ngôn ngữ giải quyết các vấn đề một cách tình cảm, tích cực (không đánh bạn giành lại đồ chơi mà đã trao đổi với bạn trả lại đồ chơi cho mình,…). Cô giáo được chơi cùng trẻ, hiểu hơn về cách giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ và có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý hơn.

  1. Cách giao tiếp của cô với trẻ và cách hướng dẫn trẻ giao tiếp trong quá trình chơi.

Để hướng dẫn trẻ cách chơi, nhập vai chơi cùng trẻ ắt hẳn phải có sự giao tiếp trực tiếp giữ cô và trẻ vì thế biện pháp thứ hai tôi chọn là cách giao tiếp của cô với trẻ và cách hướng dẫn trẻ giao tiếp trong quá trình chơi.

– Cô trò chuyện với trẻ nhẹ nhàng, khi trò chuyện với trẻ cô sử dụng thêm những cử chỉ, điệu bộ thích hợp giúp trẻ rèn luyện thêm về ngôn ngữ cơ thể. Khi trẻ mắc lỗi cô không quát to, la mắng trẻ như thế sẽ ảnh hưởng tới tâm lý trẻ, với những lúc như thế cô cần nói với giọng nghiêm chỉnh tỏ ra sự không hài lòng, định hướng cho trẻ các sửa sai và nói nên điều mong muốn của cô: “Cô không muốn con như thế, con hãy…”, “Con làm như vậy sẽ gây ra hậu quả gì?” “Con sẽ thay đổi như thế nào để tốt hơn”,… Cô phải nhập vai chơi và bằng vai chơi đó, cô tỏ thái độ không hài lòng với vai chơi của bạn như thế nào, chứ cô kg xen vào với tư cách là cô giáo.

– Cô quan tâm tới những trẻ nhút nhát, kích thích khuyến khích trẻ trò chuyện. Tạo cơ hội cho trẻ tự kể một nội dung dài khoảng 7- 8 câu kèm theo cử chỉ, điệu bộ hay hành động. Những trẻ hiếu động hay chạy nhảy, ít nói, hay chơi một mình cô tới gần trẻ trò chuyện cùng trẻ, khéo léo dẫn dắt cho trẻ chơi giao lưu cùng bạn trong lớp. (Không rõ ý trong gợi ý HĐVC)

– Cô nhập vai chơi để trò chuyện cùng với trẻ, chỉnh sửa cho trẻ cách phát âm, cho trẻ nhắc lại từ hoặc câu cho rõ hơn, dùng những cử chỉ, điệu bộ để giao tiếp với trẻ. Giúp trẻ biết thay đổi giọng nói, từ, câu phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp (Kể chuyện, thông báo, hỏi, yêu, mệnh lệnh, nói to, nói nhỏ, nói thầm…), biết cách xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp, biết lần lượt khi giao tiếp, nhắc nhở trẻ lắng nghe người khác nói, chờ đến lượt mình nói.

– Khi chơi giáo viên đừng vội tham gia vào các tình huống của trẻ, để xem trẻ tự xử lý các tình huống như thế nào. Giáo viên cần lưu ý trong việc trò chuyện, đặt câu hỏi với trẻ, hãy đặt câu hỏi mở, để tạo cho trẻ sự tư duy trong trò chuyện.

– Khi chơi muốn trẻ liên kết các góc chơi cô nhập vai chơi và tạo tình huống gợi ý cho trẻ: “Mẹ ơi đi mua thêm đồ ăn đi, con thấy còn ít mà”, “Ba ơi con thấy em bé nhà mình bị ốm kìa, hay là ba cho em đi khám bác sĩ đi”. Giáo viên  động viên trẻ chơi, không nhấn mạnh vào kết quả hay lỗi khi chơi mà chú trọng vào quá trình tham gia thực hiện nhiệm vụ của trẻ. Thể hiện lời khen, đánh giá, khuyến khích,… trẻ một cách chân thành từ giọng nói, thái độ, ánh mắt. Nói mẫu, làm mẫu các hành vi giao tiếp, quan tâm tới người khác cho trẻ học hỏi.

– Cô để trẻ được tự do nói chuyện với nhau, cô sẽ tạo ra những tình huống trò chuyện lịch sự dễ nghe từ các nhân vật cô tự xây dựng lên, qua đó sẽ áp dụng khi trò chuyện với bạn mình, ví dụ cuộc trò chuyện giữa hai bạn Gấu và Thỏ “Gấu có thể giúp tớ lấy cái bút được không”, “Bạn Gấu ơi vui lòng nói nhỏ lại để tớ học bài”, “Tớ sẽ rất vui nêu được bạn chơi cùng trò nhảy lò cò”,…  Nếu trẻ có xảy ra mâu thuẫn khi chơi nếu chưa cần thiết giáo viên không cần can thiệp ngay mà để xem trẻ giải quyết như thế nào. Khi trẻ la bạn cô sẽ chỉnh sửa kịp thời, ví dụ: “Con ơi nếu con bị bạn khác la như vậy con thấy thế nào?”, “Bạn bè cùng chơi thì chúng mình nói với nhau như thế nào cho vui vẻ nhỉ?”,…

– Được trực tiếp trò chuyện với trẻ khi chơi, kịp thời trợ giúp trẻ biết cách trò chuyện cùng bạn, xây dựng thêm những tình huống, mở rộng nội dung chơi, giúp các góc chơi liên kết với nhau. Như bé Gia Bảo lớp tôi thường chơi với đồ vật ít trò chuyện cùng bạn, khi chơi tôi đã giúp trẻ nói nhiều hơn, giúp trẻ biết chơi cùng bạn và từ đó bé đã trò chuyện với bạn khi chơi. Trẻ đã nói chuyện với nhau lịch sự vui vẻ hơn (bé Bảo Thy đã bớt hẳn việc la bạn khi không vừa ý của mình). Chơi cùng trẻ, trò chuyện cùng trẻ, nhập vai làm bạn với trẻ giúp cho tình cảm của tôi và trẻ gần gũi hơn và tôi càng hiểu thêm về tâm lý và khả năng của trẻ lớp tôi.

  1. Công tác phối kết hợp.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ không phải chỉ với cô giáo và các bạn trong lớp mà trẻ được rèn luyện mọi lúc, mọi nơi với tất cả các mối hệ khác. Chính vì thế cần phải có sự phối hợp giữa giáo viên với giáo viên, phối kết hợp với phụ huynh để tạo môi trường và có kế hoạch giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp được tốt hơn.

– Trước hết là hai giáo viên cùng lớp cùng thống nhất kế hoạch, phương pháp rèn luyện cho trẻ. Cùng nhau tôn tạo các góc chơi, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, phong phú, đúng theo chủ đề. Phối hợp quản trẻ chơi các góc đảm bảo tất cả các trẻ đều được cô giám sát và trợ giúp kịp thời.

– Kết hợp với nhà trường tổ chức cho trẻ các lớp được giao lưu học hỏi và trải nghiệm như: Chơi cùng nhau giờ hoạt động ngoài trời, cùng tham gia các trò chơi dân gian, lễ hội, các chương trình văn nghệ chào mừng hay các hội thi: Bé khoẻ- bé ngoan, thể dục thể thao, trò chơi dân gian,… Nhà trường cùng giáo viên tôn tạo cảnh quan, khu vui chơi ngoài trời cho trẻ có không gian thoáng mát, an toàn và đa dạng về đồ chơi, trò chơi. (bỏ nhé)

– Phối hợp với phụ huynh rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Cô đưa những thông tin, tầm quan trọng và các cách giúp trẻ giao tiếp tốt dán ở các bản tuyên truyền hay trong các buổi họp phụ huynh cô nêu ra cho phụ huynh cùng thực hiện và cùng nhau thảo luận cách giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Trao đổi với phụ huynh về khả năng giao tiếp của trẻ vào giờ đón- trả trẻ hàng ngày. Vận động phụ huynh cung cấp nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ trẻ học tập, vui chơi.

– Giáo viên cùng với nhà trường đã tổ chức cho trẻ được giao lưu với nhau vào các hoạt động trên trường như: Ngày hội thể thao- bé vui trung thu, các trẻ được cùng nhau luyên tập vận động, tập các bài văn nghệ và được cùng nhau thi đua các trò chơi. Đoàn thanh niên nhà trường đã cùng nhau lao động làm đẹp cảnh quan sư phạm nhà trường.

– Nhà trường đã phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo viên tổ chức các buổi lao động làm khu phát triển thể chất cho trẻ.

– Sau thời gian kết hợp với nhà trường và phụ huynh đã tạo được môi trường vui chơi học tập bổ ích cho trẻ. Nhà trường cùng giáo viên tổ chức thành công: Ngày hội thể dục thể thao- Bé vui trung thu và tất cả trẻ trong trường được tham gia, được giao lưu cùng nhau. (bỏ luôn)  (cắt đoạn này lên trên) ->Lớp học đã có thêm nhiều đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu mở, phụ huynh đã quan tâm tới việc giao tiếp với trẻ khi ở nhà và cung cấp kịp thời những tâm tư nguyện vọng và khả năng của trẻ cho giao viên và từ đó cô giáo có phương pháp rèn luyện thích hợp hơn với từng cá nhân trẻ.

  1. Công tác tự học, tự rèn.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ là công việc, nhiệm vụ cần thiết của giáo viên, để rèn luyện kỹ năng giao tiếp của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn bản

thân tôi phải cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho chính bản thân mình, tìm hiều về khả năng giao tiếp của lứa tuổi mầm non và làm thế nào để tạo được môi trường vui chơi cho trẻ ngày càng sinh động hơn chính vì thế tôi có biện pháp tự học, tự rèn.

– Trước hết tôi tự luyện tập việc giao tiếp của bản thân mình, sau những cuộc trò chuyện với trẻ trên lớp, với mọi người và xem có những điều nào cần sửa đổi không hay bổ sung thêm thì tôi sẽ khắc phục.

– Tôi đọc sách, báo, xem tin tức để có thông tin, học hỏi từ đồng nghiệp những điều hay có có những nội dung trò chuyện hấp dẫn, cần thiết và phù hợp với trẻ. Học hỏi đồng nghiệp, tìm trên mạng và tự suy nghĩ sáng tạo ra các đồ dùng, đồ chơi các góc mới lạ, đảm bảo an toàn, phù hợp với chủ đề, đa dạng phong phú có tính thẩm mỹ. Hàng ngày tôi dành thời gian đọc sách, báo tìm hiểu về tâm sinh lý trẻ mầm non để có kế hoạch thích hợp rèn cho trẻ.

– Hàng tuần, tôi cùng với giáo viên trong trường cùng nhau làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chủ đề. Đi dự giờ thăm lớp học hỏi đồng nghiệp cách tổ chức chơi góc cho trẻ.

– Tôi đã hiểu hơn về khả năng giao tiếp cả trẻ và đã dễ dàng trò chuyện cùng trẻ, khi chơi trẻ trò chuyện với tôi một cách thoải mái, tự nhiên.

  1. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:

Sau thời gian thực hiện tôi đã thấy kết quả rõ rệt

* Đối với trẻ:

– Các bé đã mạnh dạn tự tin hơn khi trò chuyện, tự tin đứng trước nhiều người biểu diễn văn nghệ, đã biết chú ý lắng nghe người khác nói và biết chờ đến lượt mình nói khi trò chuyện, biết quan tâm, hỏi han một cách thân mật với bạn (Phi Hùng, Hải Yến) Bé Minh Tuấn, Trúc Vân đã giảm phần nào nói ngọng, Bé Thiên Ân, Ngọc Lan, Minh Hoàng đã có thêm vốn từ, hiểu và biết cách trả lời câu hỏi của cô. Bớt trầm tính, ít giao tiếp với bạn, các bé đã dễ dàng bắt chuyện với nhau tạo sự gần gũi.

* Đối với giáo viên:

– Là người hướng dẫn trẻ khi áp dụng biện pháp vào kế hoạch giảng dạy tôi cảm thấy mình yêu trẻ hơn, hiểu hơn về tâm sinh lý phát triển của trẻ, có hứng thú dạy, không khí giờ chơi vui tươi, nhẹ nhàng hơn và mục đích yêu cầu cũng như tổ chức hoạt động của tôi đạt được hiệu quả đáng kể.

* Đối với phụ huynh:

– Có rất nhiều phụ huynh tâm đắc bởi khi về nhà họ vừa được chơi với con tạo không khí vui tươi cho gia đình và con họ lại còn được rèn kỹ năng nói, phát âm, rèn cả trí nhớ, nhất là các cháu đã mạnh dạn, tự chủ hơn về mọi việc.

Tóm lại: Qua quá trình thực hiện biện pháp cải thiện việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong giờ hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi mà tôi đã quan tâm xây dựng, tổ chức, tác động đã đạt kết quả như mong muốn.

 

  1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  2. KẾT LUẬN

– Việc phát triển ngôn ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp cho trẻ phải được bắt đầu từ rất sớm, ngay từ khi trẻ mới ra đời. Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên giáo viên cũng như phụ huynh cần phải đề ra nhiệm vụ, nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ, rèn kỹ năng giao tiếp  cho trẻ phải đúng lúc và phù hợp với lứa tuổi.

  1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Để đạt được kết quả tốt trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong giờ hoạt động góc cho trẻ lớp tôi, từ thực tiễn bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm

sau:

– Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho chính bản thân mình.

– Tạo môi trường tâm lý thoải mái cho trẻ khi chơi, chuẩn bị đầy đủ, phóng phú các đồ dùng, đồ chơi ở các góc.

– Hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ đọc thơ, kể chuyện.

– Phối kết hợp với phụ huynh trò chuyện, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ và tái tạo phong phú ra các đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở.

III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG

– Đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ hoạt động góc.” được nghiên cứu và áp dụng trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo Hoa Anh Đào- Xã Lạc An- Bắc Tân Uyên- Bình Dương. (hình như đoạn này chưa được ổn – xem lại tài liệu Khang đưa năm ngoái)

  1. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

          + Đối với các cấp lãnh đạo:

– Quan tâm hơn nữa đối với đội ngũ giáo viên mầm non mới ra trường, còn yếu tay nghề ảnh hưởng đến việc dạy học, chưa yên tâm công tác.

– Bổ sung kịp thời trang thiết bị và đồ chơi còn thiếu, nâng cấp kịp thời những phòng học đã xuống cấp. (về những vấn đề liên quan tới đề tài)

        + Đối với giáo viên:

– Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho chính bản thân mình.

– Quan tâm để hiểu về tính cách, tâm tư tình cảm và khả năng giao tiếp của từng trẻ trong lớp mình.

– Tạo môi trường tâm lý thoải mái cho trẻ khi chơi, chuẩn bị đầy đủ, phong phú các đồ dùng, đồ chơi ở các góc.

– Xây dựng kế hoạch trò chơi thay đổi, mới lạ cho trẻ hứng thú chơi.

     + Đối với phụ huynh

– Quan tâm đến con mình nhiều hơn, luôn làm mẫu, làm gương trong giao tiếp hằng ngày qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ chuẩn mực. Thường xuyên sửa sai cho con khi nói ngọng, nói đớt, liên hệ chặt chẽ với nhà trường với giáo viên chủ nhiệm để để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  2. Ths. Nguyễn Thị Thanh Hà – Trường CĐSPTW3 – giáo trình “Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ Ở Trường Mầm Non” – NXBGD.
  3. Ths. Nguyễn Thị Phương Nga – trường CĐSPTW3 – “Giáo Trình Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non” – NXB giáo dục.
  4. Ts. Mai Thi Nguyệt Nga (chủ biên) – trường CĐSPTW3- “Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non” – NXB giáo dục.
  5. “Tiếng Việt Và Phương Pháp Phát Triển Lời Nói Cho Trẻ Em” – NXBGD

 

 PHỤ LỤC